Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Trước đó, trong phiên thảo luận tại Tổ ngày 08/11 về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) bởi đây được xem là một ngành công nghiệp có tính nền tảng cho mọi quốc gia, mọi nền kinh tế, vì thế rất cần phải ban hành Luật Hóa chất (sửa đổi).

ý kiến đóng góp Luật Hóa chất (sửa đổi)
Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) Ảnh: QH

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Hải Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định thông tin, theo báo cáo phân tích của Oxford Economics năm 2019 ngành công nghiệp hóa chất là lĩnh vực sản xuất lớn thứ năm trên toàn cầu, ước tính 1 USD được tạo ra từ ngành công nghiệp hóa chất, thì sẽ có thêm 4,20 USD được tạo ra ở những lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Tại Việt Nam, trong số 10 ngành công nghiệp lớn nhất cả nước theo phân ngành cấp 2, ngành công nghiệp hóa chất được xếp vào nhóm ngành thứ ba, chiếm tỷ trọng 2-5% GDP của toàn ngành công nghiệp.

"Với vai trò quan trọng như đã nêu, Đảng và Nhà nước đã có định hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất như: Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp hóa chất; ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng"- đại biểu Nguyễn Hải Dũng nhấn mạnh.

ý kiến đóng góp Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định (Ảnh:QH)

Để tạo động lực phát triển công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị dự thảo Luật bổ sung quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biết đối với các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm và khẳng định, đây là một điểm mới quan trọng của dự thảo Luật. Các lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm được liệt kê tại khoản 1 Điều 12 của dự thảo Luật, gồm các lĩnh vực góp phần bảo đảm an ninh lương thực (phân bón hàm lượng cao); bảo đảm an ninh y tế; bảo đảm nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước (hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật…) thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế tuần hoàn (sản xuất hydro, amoniac xanh, khu/cụm công nghiệp chuyên ngành).

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho biết, quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp hóa chất chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng, nhiều loại nguyên liệu và sản phẩm hóa chất còn phụ thuộc vào nhập khẩu, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh công nghiệp hóa chất như: Có lợi thế về nguồn nguyên liệu để sản xuất hóa chất (quặng apatit, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên, bô-xít…); có vị trí địa kinh tế- chính trị thuận lợi, bờ biển dài và các cảng nước sâu là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu, tổ hợp hóa chất tập trung và trung tâm logistics về hóa chất; là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do, mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư phát triển.

Từ lý do trên, đại biểu để nghị để nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thành ngành công nghiệp nền tảng, đáp ứng cơ bản được nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước. Đồng thời, đề nghị cần có những cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy phát triển ngành này.

Cần thống nhất đầu mối quản lý kinh doanh, nhập khẩu

Liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất, đại biểu cho biết, Luật Hóa chất 2007 và tại dự thảo Luật sửa đổi, trách nhiệm quản lý nhà nước về hóa chất được giao cho các Bộ quản lý tùy theo mục đích sử dụng của hóa chất. Tuy nhiên, do tính đa dụng, một số loại hóa chất có thể được sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau, vì vậy một loại hóa chất có thể do nhiều Bộ quản lý. Ví dụ, như khí cười (khí Nito dioxit N2O) do Bộ Công Thương quản lý khi sử dụng trong công nghiệp; Bộ Y tế quản lý trong thực phẩm và y tế… Như vậy, sẽ dẫn tới việc chồng chéo trong quản lý vì khi loại hóa chất lưu thông trên thị trường không thể xác định được sử dụng trong lĩnh vực nào (tức là không xác định thực chất mục đích sử dụng của hóa chất).

ý kiến đóng góp Luật Hóa chất (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của đại biểu (Ảnh: QH)

Mặc khác, theo đại biểu, do mục đích sử dụng khác nhau nên quy định về quản lý hóa chất của mỗi Bộ cũng có sự khác nhau, không đồng bộ. Đại biểu lấy ví dụ trong lĩnh vực công nghiệp, khí N2O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, được quản lý chặt chẽ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, mua bán. Tuy nhiên, trong lĩnh vực y tế, N2O thuộc danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong khi kinh doanh, mua bán thủ tục rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần có bản tự công bố sản phẩm.

Từ việc không đồng bộ nêu trên đã có trường hợp doanh nghiệp lách luật, đăng ký hóa chất sử dụng trong lĩnh vực ít chịu sự quản lý, giám sát hơn, từ đó đưa hóa chất nguy hiểm ra thị trường, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Từ phân tích nêu trên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, một loại hóa chất khi nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường không thể xác định cụ thể được mục đích sử dụng. Do đó cần thống nhất một đầu mối quản lý về nhập khẩu, kinh doanh hóa chất để đảm bảo không chồng chéo giữa các Bộ và thống nhất chỉ có một quy định quản lý đối với một loại hóa chất và không để xảy ra việc lách luật như đã nêu.

Bổ sung phạm vi thông tin hóa chất

Đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Hóa chất, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản đồng tình phạm vi điều chỉnh dự thảo. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị bổ sung phạm vi về thông tin hóa chất. Cụ thể, điều chỉnh: “Luật này quy định về hoạt động hóa chất; phát triển công nghiệp hóa chất; thông tin hóa chất; hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm…; quản lý nhà nước về hóa chất ”.

ý kiến đóng góp Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh:QH)

Liên quan đến giải thích từ ngữ tại Điều 4, đại biểu đề nghị giải thích bổ sung một số từ ngữ: Nguyên tắc hóa học xanh; hóa chất có điều kiện; hóa chất cần kiểm soát đặc biệt và hóa chất cấm.

Đồng thời, tại khoản 4, đề nghị thay cụm từ “phát triển” bằng cụm từ “nghiên cứu”; cụ thể: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư và tư vấn kỹ thuật… bổ sung chính sách: Nhà nước đầu tư xây dựng, quy hoạch phát triển công nghiệp hóa chất, xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn hóa chất quốc gia, cơ sở dữ liệu thông tin an toàn hóa chất (theo khoản 2, Điều 6 của Luật Hóa chất hiện hành)…

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động