Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo trưa 21/11 bên lề Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt
Họp báo Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024: "Niềm tin và hợp tác: Chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa"

Ông Kim Ki Mun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc - cho biết, hiện nay, Việt Nam và Hàn Quốc là hai đối tác thương mại quan trọng, nằm trong Top 3 các thị trường xuất khẩu của nhau. 90% các doanh nghiệp Hàn Quốc đã vào Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thời gian qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chủ động sang Việt Nam xây dựng nhà máy và đầu tư về sản xuất. Tuy nhiên, trong tương lai, các doanh nghiệp Hàn Quốc còn muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất cho doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Cùng theo ông Kim Ki Mun, Hàn Quốc rất mạnh trong việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Năm nay, Hàn Quốc xuất khẩu khoảng 700 tỷ USD ra nước ngoài và vượt qua Italia, Pháp, Nhật và trở thành 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Các mặt hàng của Hàn Quốc trong lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm cũng như trong nhiều ngành hàng tiêu dùng khác đều có lượng xuất khẩu lớn trên thế giới, do đó, khó thể nói về đầu tư một lĩnh vực cụ thể nào. Dựa trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư ra nước ngoài để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của họ.

“Việc mở rộng đầu tư phụ thuộc vào nhiều thay đổi tình huống trong thực tế, tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại các doanh nghiệp Hàn Quốc rất muốn đầu tư sang Việt Nam. Sự tương đồng về văn hóa hai nước là yếu tố khiến người Hàn Quốc rất yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam”, ông Kim Ki Mun thông tin.

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội cho hay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97% tổng số lượng doanh nghiệp, hằng năm đóng góp hơn 40% GDP và 60% lao động. Ở Hàn Quốc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 99%, hằng năm đóng góp 46% GDP và 81% lao động. Như vậy, có thể nói doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hai quốc gia chúng ta đều đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thân, thị trường Việt Nam hiện đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau Trung Quốc và Mỹ. Những yếu tố thuận lợi như nguồn lao động trẻ và dồi dào, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại lợi thế thuế quan, chính sách ưu đãi thu hút cho nhà đầu tư và sự tương đồng văn hóa giữa hai nước đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Những năm gần đây, Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam. Lũy kế đến tháng 6/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt gần 87,5 tỷ USD với hơn 10.000 dự án đầu tư, chiếm 25% tổng số dự án và hơn 18% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

“Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, chúng tôi cũng mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam”, ông Thân nói.

Tại buổi họp báo, chia sẻ về tiềm năng hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa hai nước trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, ông Kim Ki Mun lưu ý: “Bán dẫn là ngành công nghiệp cốt lõi, có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn khác các ngành khác. Do đó, cần có sự đàm phán, thỏa thuận của các chính phủ, không chỉ Hàn Quốc hay Việt Nam mà cả Mỹ và các quốc gia khác. Nếu không có nền tảng hỗ trợ của chính phủ thì doanh nghiệp tư nhân khó chủ động trong lĩnh vực này”.

Đề cập lại vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, ông Thân cho hay, hiện nay các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam là rất lớn, song ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư Việt Nam sang Hàn Quốc còn rất ít. Nguyên nhân có thể do môi trường đầu tư của Việt Nam có nhiều dư địa hấp dẫn hơn Hàn Quốc. Hoặc có thể do năng lực của doanh nghiệp Việt Nam sang Hàn Quốc đầu tư còn yếu. Do đó, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc muốn kéo doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hai nước gặp nhau, giao lưu, chia sẻ về mặt hàng, chia sẻ công nghệ và phương pháp làm việc với nhau. Bởi nếu để các doanh nghiệp tư nhân tự kết nối sẽ mất nhiều thời gian và công sức.

Liên quan đến vấn đề ngành công nghiệp bán dẫn, theo ông Nguyễn Văn Thân, Hàn Quốc có nhiều thế mạnh về vi mạch bán dẫn. Chúng tôi muốn làm việc với Tổng cục Dạy nghề để đưa các bạn trẻ Việt Nam sang Hàn Quốc học rồi về làm tại Việt Nam chứ không đi xuất khẩu nữa.

Liên quan đến chủ đề Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024"Niềm tin và hợp tác: Chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa", ông Nguyễn Văn Thân hy vọng rằng, Diễn đàn sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, tăng cường kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc cũng như Việt Nam.

“Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024 đặc biệt chú trọng vào việc thúc đẩy các cơ hội hợp tác trực tiếp thông qua buổi B2B kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai quốc gia. Đây sẽ là dịp quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc trực tiếp trao đổi, tìm kiếm đối tác chiến lược, mở rộng thị trường và hợp tác đầu tư, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và bền vững giữa hai bên”, ông Nguyễn Văn Thân nói.

Được biết, trong khuôn khổ của Diễn đàn sẽ diễn ra lễ ký kết 5 biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, cùng 10 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ thông minh, sản xuất, phân phối sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Infineon Technologies ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động