10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Quần thể danh thắng Tràng An thực hiện thêm sứ mệnh mới là 'trái tim' của 'Đô thị di sản thiên niên kỷ', góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Ninh Bình định hướng trở thành "Đô thị di sản thiên niên kỷ", trong đó Quần thể danh thắng Tràng An sẽ thực hiện thêm sứ mệnh mới là “trái tim” của "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Định hướng này nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy Ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã chia sẻ về vấn đề này với Báo Công Thương.

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới
Quần thể danh thắng Tràng An sẽ thực hiện thêm sứ mệnh mới là “trái tim” của "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Ảnh: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới, xin ông có chia sẻ về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản của tỉnh Ninh Bình cũng như của ngành văn hoá Việt Nam?

Quần thể danh thắng Tràng An, sau 10 năm được UNESCO ghi danh di sản thế giới đã trở thành một biểu tượng quan trọng không chỉ của Ninh Bình mà còn của cả Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này là một hành trình đòi hỏi nhiều nỗ lực.

Tôi cho rằng việc bảo tồn không chỉ nằm ở việc bảo vệ về mặt vật chất mà còn bao hàm cả việc phát triển các giá trị văn hóa và tinh thần, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu và cả cộng đồng địa phương. Mỗi di sản đều mang trong mình những câu chuyện văn hóa, những bài học về môi trường và con người, do vậy, nếu không có sự tham gia chủ động từ phía cộng đồng, giá trị di sản có thể bị phai nhạt.

Và trong suốt thời gian qua, tôi nghĩ rằng tỉnh Ninh Bình cùng ngành văn hóa đã thực sự có những bước đi tích cực, từ việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, phát triển cơ sở hạ tầng đến xây dựng các chính sách và quy chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cộng đồng được cho là "hạt nhân" bảo tồn của di sản, ở góc độ chuyên gia văn hoá, ông đánh giá như thế nào về vai trò cũng như đóng góp của cộng đồng trong phát huy giá trị di sản?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

Cộng đồng địa phương chính là “hạt nhân” của quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bởi họ là những người hiểu rõ nhất về văn hóa và phong tục của vùng đất này, cũng như những giá trị riêng có của Quần thể danh thắng Tràng An.

Ở góc độ chuyên môn, tôi nhận thấy sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương đã góp phần quan trọng vào việc duy trì và lan tỏa giá trị của di sản này một cách bền vững. Khi cộng đồng coi trọng và tự hào về di sản, họ sẽ có ý thức giữ gìn, bảo vệ, và truyền tải lại các giá trị đó cho thế hệ sau.

Đồng thời, cộng đồng không chỉ là người bảo vệ mà còn là người thụ hưởng những giá trị mà di sản mang lại. Sau 10 năm Tràng An trở thành di sản thế giới, tôi nghĩ cộng đồng địa phương đã nhận được nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Tràng An đã tạo ra việc làm ổn định trong ngành du lịch và các dịch vụ liên quan, từ đó giúp cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, sự gắn bó với di sản cũng giúp cộng đồng có thêm niềm tự hào về văn hóa bản địa, nhận thức sâu sắc hơn về giá trị lịch sử, và thúc đẩy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản.

Chính quyền địa phương và ngành văn hóa cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng các quy định rõ ràng về sử dụng tài nguyên và bảo vệ di sản
Chính quyền địa phương và ngành văn hóa cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng các quy định rõ ràng về sử dụng tài nguyên và bảo vệ di sản. Ảnh: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

Di sản Tràng An đã góp phần quan trọng đưa hình ảnh của tỉnh Ninh Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo động lực mạnh mẽ để Ninh Bình phát triển du lịch. Tuy nhiên, ngành kinh tế xanh của địa phương vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế? Ông có thể chỉ ra một số điểm nghẽn đối với thực trạng này?

Dù Quần thể danh thắng Tràng An đã tạo được tiếng vang lớn và góp phần đưa hình ảnh Ninh Bình đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế, ngành kinh tế xanh của địa phương vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng sẵn có. Một số điểm nghẽn lớn đối với thực trạng này có thể kể đến:

Thứ nhất, hạ tầng du lịch tại Ninh Bình còn hạn chế. Đường sá, các dịch vụ lưu trú và tiện ích du lịch chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của lượng khách ngày càng tăng, đặc biệt là khách quốc tế, dẫn đến việc khách đến Tràng An có thể tham quan trong thời gian ngắn nhưng chưa có đủ động lực để lưu trú dài ngày, điều này ảnh hưởng đến chi tiêu du lịch tại địa phương.

Thứ hai, sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng. Dù Tràng An có tiềm năng lớn về cảnh quan và di sản, các loại hình và dịch vụ du lịch vẫn chủ yếu dừng lại ở tham quan danh thắng. Các hoạt động trải nghiệm văn hóa, sinh thái và giáo dục bền vững dù đã có nhưng vẫn chưa được đầu tư một cách đồng bộ và sáng tạo. Sự thiếu đa dạng này khiến du khách chưa cảm nhận được hết chiều sâu của văn hóa bản địa và hạn chế khả năng thu hút nhóm khách yêu thích trải nghiệm và khám phá văn hóa.

Thứ ba, năng lực quản lý và quy hoạch du lịch còn gặp thách thức. Việc quản lý lượng khách, bảo vệ môi trường và duy trì tính bền vững cho di sản cần có sự cân bằng khéo léo, nhưng tại một số thời điểm, lượng khách lớn có thể gây áp lực lên môi trường và tài nguyên. Vì vậy, cần có những quy hoạch cụ thể và chiến lược dài hạn để phát triển kinh tế xanh mà vẫn đảm bảo sự bền vững của cảnh quan và di sản.

Ngoài ra, cộng đồng địa phương mặc dù là một yếu tố quan trọng trong chuỗi phát triển du lịch bền vững nhưng chưa được hỗ trợ đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và nguồn lực để tham gia sâu rộng vào ngành kinh tế xanh này.

Cộng đồng là người bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản tốt nhất khi họ thực sự hiểu và tự hào về tài sản văn hóa của mình.
Ảnh minh họa

Từ thực tế trên, ông có thể nêu một số khuyến nghị, giải pháp đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Quần thể danh thắng Tràng An cũng như thúc đẩy ngành du lịch Ninh Bình phát triển bứt phá thời gian tới?

Để Quần thể danh thắng Tràng An thực sự trở thành tài sản quý giá, góp phần thiết thực vào việc phát triển kinh tế và văn hóa cho Ninh Bình cũng như cả nước, tôi cho rằng cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần đầu tư vào hạ tầng và dịch vụ du lịch chất lượng cao. Ninh Bình cần phát triển hệ thống giao thông kết nối tốt hơn với các trung tâm lớn, cải thiện dịch vụ lưu trú và nâng cấp các tiện ích du lịch để đáp ứng yêu cầu của du khách quốc tế và cao cấp. Một cơ sở hạ tầng thuận tiện và các dịch vụ chuyên nghiệp sẽ khuyến khích du khách lưu trú dài ngày hơn, tăng chi tiêu du lịch và tạo thêm nguồn thu cho địa phương.

Thứ hai, Ninh Bình cần chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc và bền vững. Ngoài hoạt động tham quan danh thắng, các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa dân gian, các khóa học thủ công truyền thống và chương trình giáo dục về di sản có thể gia tăng giá trị trải nghiệm của du khách. Các sản phẩm này không chỉ giúp lan tỏa giá trị văn hóa của Tràng An mà còn khuyến khích du khách trở lại nhiều lần.

Thứ ba, đào tạo và nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương là yếu tố cốt lõi. Cộng đồng là người bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản tốt nhất khi họ thực sự hiểu và tự hào về tài sản văn hóa của mình. Việc cung cấp các khóa đào tạo về quản lý di sản, dịch vụ du lịch và phát triển sản phẩm văn hóa sẽ giúp cộng đồng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế di sản và hưởng lợi trực tiếp từ đó.

Bên cạnh đó, để bảo tồn và phát triển di sản một cách bền vững, tôi nghĩ cần có chính sách quy hoạch và quản lý chặt chẽ. Việc kiểm soát lượng khách du lịch, bảo vệ môi trường và đảm bảo các hoạt động phát triển kinh tế không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và di sản là điều cần thiết. Chính quyền địa phương và ngành văn hóa cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng các quy định rõ ràng về sử dụng tài nguyên và bảo vệ di sản, đồng thời khuyến khích các mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu vực.

Thêm nữa, đó là tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi các mô hình thành công và thu hút nguồn lực đầu tư. Việc mở rộng hợp tác với UNESCO, các tổ chức văn hóa quốc tế và các đối tác nước ngoài sẽ giúp Ninh Bình nhận được hỗ trợ chuyên môn, tài chính và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn.

Với các giải pháp này, tôi tin rằng Ninh Bình có thể bứt phá, trở thành trung tâm du lịch quốc gia và tạo dựng một nền kinh tế xanh bền vững, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương và cả nước.

Với sự hỗ trợ đồng bộ và bền bỉ từ trung ương cùng nỗ lực quyết tâm của địa phương, tôi tin rằng Ninh Bình hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu trở thành đô thị di sản nổi bật, vừa bảo tồn giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Với sự hỗ trợ đồng bộ và bền bỉ từ Trung ương cùng nỗ lực quyết tâm của địa phương, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ninh Bình hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu trở thành đô thị di sản nổi bật, vừa bảo tồn giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Ảnh: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

Ninh Bình định hướng trở thành "Đô thị di sản thiên niên kỷ", trong đó di sản Tràng An sẽ thực hiện thêm sứ mệnh mới là “trái tim” của "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Như vậy, ngoài những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị địa phương, theo ông các Bộ, ngành, Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ địa phương về những vấn đề nào?

Để Ninh Bình thực hiện thành công "Đô thị di sản thiên niên kỷ" và phát triển thành một hình mẫu đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi môi trường, tôi cho rằng các Bộ, ngành và Chính phủ cần hỗ trợ địa phương cần có chính sách hỗ trợ tài chính và đầu tư cho hạ tầng bền vững. Bởi việc phát triển một đô thị di sản đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, bao gồm hệ thống giao thông công cộng hiện đại, các công trình công cộng bền vững, và hệ thống xử lý chất thải hiệu quả. Các nguồn tài trợ từ trung ương hoặc thông qua các chương trình đối tác công-tư có thể giúp Ninh Bình phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, vừa phục vụ mục tiêu bảo tồn vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Ngoài ra, Chính phủ nên hỗ trợ xây dựng các chính sách bảo tồn di sản đi đôi với phát triển kinh tế bền vững. Việc này đòi hỏi một hành lang pháp lý cụ thể để đảm bảo rằng các hoạt động phát triển không làm tổn hại đến di sản. Các Bộ như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể hỗ trợ Ninh Bình xây dựng và hoàn thiện các quy định này, đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn bảo tồn và phát triển bền vững phù hợp với di sản của địa phương.

hỗ trợ Ninh Bình xây dựng và hoàn thiện các quy định này, đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn bảo tồn và phát triển bền vững phù hợp với di sản của địa phương.
Ninh Bình cần thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng và dịch vụ du lịch chất lượng cao, phát triển hệ thống giao thông kết nối tốt hơn với các trung tâm lớn. Ảnh: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

Ninh Bình cũng cần được hỗ trợ về chuyển giao công nghệ và kỹ thuật bảo tồn hiện đại. Việc bảo tồn di sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu đòi hỏi các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới để phục hồi, bảo vệ và giữ gìn di sản một cách hiệu quả nhất. Các Bộ liên quan có thể hợp tác với các tổ chức quốc tế để chuyển giao công nghệ, đồng thời đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên tại chỗ nhằm nâng cao năng lực bảo tồn; tăng cường chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển đô thị di sản.

Các chương trình này sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về mục tiêu của “Đô thị di sản thiên niên kỷ” và tầm quan trọng của họ trong việc duy trì bền vững di sản này. Việc nâng cao ý thức, kiến thức bảo tồn cho người dân sẽ tạo ra sự đồng lòng và tham gia tích cực từ phía cộng đồng.

Cuối cùng, tôi nghĩ rằng cần mở rộng hợp tác quốc tế và quảng bá di sản. Chính phủ và các Bộ, ngành nên giúp Ninh Bình kết nối với các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, kêu gọi đầu tư và thúc đẩy các hoạt động quảng bá, giới thiệu Tràng An và Ninh Bình ra thế giới. Những hoạt động này sẽ giúp đưa hình ảnh của Ninh Bình trở thành một biểu tượng của “Đô thị di sản thiên niên kỷ”.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quần thể danh thắng Tràng An

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Quần thể danh thắng Tràng An được xem là nguồn lực phát triển du lịch của Ninh Bình, nhưng ngành kinh tế xanh này vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Tối ngày 22/11, UBND huyện Tam Đường, Lai Châu tổ chức khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024…
Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Chiều 22/11, tại TP. Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu.
TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Trong 11 tháng năm 2024, ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón hơn 39,3 triệu lượt khách quốc tế và trong nước, tổng doanh thu ước đạt gần 174 nghìn tỷ đồng.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới đã thực sự là của cộng đồng và cộng đồng là 'hạt nhân' bảo tồn di sản, hưởng lợi từ di sản.
Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp du lịch đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh, thành phía Bắc tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Tàu biển Blue Dream Melody trên tuyến Bắc Hải - Hạ Long tiếp tục cập cảng quốc tế Hạ Long, đưa 400 du khách đến với đất mỏ Quảng Ninh.
Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Du lịch âm nhạc đang là xu hướng hấp dẫn ngày càng thu hút đông du khách; đặc biệt tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, loại hình này đang rất “hot”.
Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Làng rau Trà Quế (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) - Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2024 là điểm đến thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi ngày.
Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Tiếp cận thị trường, xây dựng các sản phẩm cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhằm khôi phục thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.
Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Phú Quốc ngày càng chứng minh sức hút của “hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới, chỉ sau Maldives” khi ngày càng đón nhiều đường bay thẳng quốc tế, trong đó có Singapore.
Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"...
Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Hai tháng sau bão số 3, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã có sự phục hồi 'thần tốc', sớm hoàn thành mục tiêu đón 3,5 triệu khách quốc tế năm 2024.
Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đang tập trung công tác chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, chào mừng Festival hoa lần thứ X và Tết dương lịch 2025.
Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa thời gian qua có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc cần phải cải thiện.
Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024 với chủ đề 'Nghiêng say mùa Đông' với nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra từ ngày 15/11-7/12/2024.
Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hiện, hàng loạt sự kiện, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch vào dịp trước, trong và sau Tết năm 2025 đã được tỉnh Ninh Bình hoàn tất.
Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn Hoàng Kim chính thức ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình, đáp ứng nhu cầu du lịch gắn kết và trải nghiệm.
Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Bay dù lượn đang là môn thể thao mạo hiểm được người dân và du khách tham gia trải nghiệm tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát để tránh rủi ro.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động