Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.
Hà Nội triển khai Luật Thủ đô năm 2024: Phát triển Thủ đô bền vững, hiện đại Ra mắt chuyên trang và trao giải cuộc thi giải pháp cải cách hành chính Thành phố Hà Nội năm 2024 Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Thành phố Hà Nội trong tâm tưởng của nhiều người là thành phố đủ cả 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Nhưng không ít người cho rằng phải thêm một mùa nữa với tên gọi “mùa bụi mịn” và hiện đang là cao điểm của mùa thứ 5 này.

Thế nên khi nói Hà Nội “mùa vắng những cơn mưa” cũng chính là cao điểm của mùa bụi mịn. Đáng quan ngại hơn nữa là cái mùa quái ác này không chỉ vài tuần mà thậm chí là vài tháng và nhiều người cho rằng thậm chí là từ tháng 10 năm trước vắt tới tận tháng 3, tháng 4 năm sau.

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?
Bụi mịn gây ra những tác hại không thể xem thường. Ảnh minh họa.

Một trận gió mùa đông bắc chỉ có thể “cứu” tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong vài ngày. Khi không khí lạnh yếu đi, cái thứ bụi mịn lại quay lại với phố phường Hà Nội. Hay nói khác đi bản đồ cảnh báo ô nhiễm của Hà Nội mà người ta có thể xem ngay được trên điện thoại di động, chỉ “xanh” được ít ngày còn lại cứ lúc nào mở bản đồ này ra xem là đỏ lòe đỏ loẹt.

Cảnh báo về sự gia tăng của bụi mịn cùng những hệ quả nguy hiểm về lâu về dài đã xuất hiện từ hàng chục năm nay và chưa thấy có sự cải thiện đáng kể về giảm tỷ lệ bụi mịn trong không khí. Nhưng dường như ít có ai quan tâm đến những cảnh báo này trong khi vẫn hàng ngày lao ra đường phố để mưu sinh, để đến nơi làm. Bản tin thời tiết hàng ngày vẫn quanh đi quẩn lại những thông số nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa mà hầu như không có thông tin cảnh báo về độ ô nhiễm của bụi mịn trong không khí, vốn rất cần, mà có khi còn cần gấp nhiều lần các thông số về nhiệt độ, nắng hay mưa.

Chính quyền thành phố, nói công bằng đã có nhiều nỗ lực để giải bài toán ô nhiễm không khí, nhất là ô nhiễm do bụi mịn gây ra. Như tình trạng khói bụi do đốt rơm rạ, do bếp than tổ ong đã cơ bản được giải quyết, đặc biệt là bếp than tổ ong. Nhưng có vẻ như so với tốc độ đô thị hóa, tốc độ xây dựng, tốc độ phát triển phương tiện giao thông cá nhân, các nỗ lực đó chưa đem lại nhiều hiệu quả trong việc cải thiện bầu không khí mà hàng triệu công dân thủ đô, trong số này có không ít người đến từ các địa phương khác để mưu sinh, học tập, công tác đang hàng ngày, hàng giờ hít thở.

Một số chuyên gia đưa ra hình ảnh đáng giật mình về tác hại của ô nhiễm bụi mịn rằng, tuổi thọ bình quân của người Hà Nội hiện nay khoảng 79 tuổi, nếu không vì ô nhiễm bụi mịn, tuổi thọ lý ra đã là 81,49 tuổi.

Nhiều giải pháp từ tầm vĩ mô như phát triển mảng cây xanh đến những giải pháp nhỏ như huy động xe rửa đường có vẻ như đang chựng lại trong khi lượng bụi mịn trong không khí của Hà Nội tiếp tục vượt ngưỡng nhiều lần.

Hà Nội hiện được xem như có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng của nước ta theo kết quả dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), xếp thứ 8 về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trung bình mỗi năm, người Hà Nội hít thở một lượng bụi mịn cao gấp 9 lần mức khuyến cáo an toàn cho sức khỏe của WHO.

Những kết quả quan trắc khác ở các thời điểm khác nhau cũng cho thấy bức tranh quan ngại tương tự. Chẳng hạn AirVisual ghi nhận vào 8 giờ 30 phút sáng 13/10/2024, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 3 thế giới với chỉ số AQI lên đến mức 198. Tháng 10/2024 cũng ghi nhận mức ô nhiễm không khí của Hà Nội cao một cách hiếm có, thậm chí một số ngày xếp thứ hai thế giới. Tháng 10 cũng là tháng thứ tư năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận đợt ô nhiễm không khí nặng sau ba đợt trong các tháng đầu năm.

Một trong những nguyên nhân khiến cho ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm bụi mịn nói riêng của Hà Nội chưa có mấy cải thiện được nhiều người bình luận là có vẻ như Hà Nội vẫn đang loay hoay tìm nguồn gây bụi hay có người gọi tìm “kẻ chủ mưu”. Có thể đến là hàng triệu chiếc xe máy hoặc ô tô đang hàng ngày không chỉ lăn bánh mà đang hàng ngày, hàng giờ thực sự chen lấn nhau, tranh giành nhau từng xăng ti mét đường kể cả vỉa hè. Có thể là hàng triệu công trình xây dựng rồi chung cư đang hối hả hoàn thiện để kịp đón tết nguyên đán. Rồi có người lại cho rằng bụi đến từ đào đường, lát vỉa hè, thảm nhựa mặt đường. Hoặc các cơ sở sản xuất cũng có thể là nguồn gây ra ô nhiễm.

Câu chuyện giải quyết được ô nhiễm từ bếp than tổ ong là một gợi ý cho thấy chính quyền thành phố trước mắt cần xác định cho được nguồn gây ô nhiễm chính để tập trung giải quyết kể cả bằng biện pháp hành chính lẫn dành ra kinh phí để giải quyết các vấn đề “hậu sự” phát sinh cho dù cần đến nguồn ngân sách lớn. Vì đó không chỉ là cho trước mắt mà còn cả lâu dài, đặc biệt là nếu như Hà Nội muốn được nhìn trong mắt mọi người luôn là thành phố thực sự đáng sống.

Rồi cần tính toán liệu xem thành phố có cần lên một chiến lược hẳn hoi chỉ để chống bụi mịn với các giải pháp từ nhỏ đến lớn cả hành chính lẫn ứng dụng công nghệ, ứng dụng số, có được sự đồng thuận nhất định (mà không mong đợi một tỷ lệ cao) từ phía người dân.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ô nhiễm bụi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời góp phần đảm bảo điện cho tăng trưởng kinh tế.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Ngày 15/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.

Tin cùng chuyên mục

Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Trong buổi lễ thiêng liêng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ai cũng mong muốn lưu giữ cho riêng mình những khoảnh khắc đẹp nhất.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Ngày 14/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Đây là khẳng định của lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong buổi ra mắt “Sách Trắng 2025” tổ chức ngày 11/4/2025, tại Hà Nội.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Ngành Công Thương chủ động đón đầu

Ngành Công Thương chủ động đón đầu 'cách mạng' AI

Sáng 11/4, Đoàn Thanh niên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức buổi đào tạo về ứng dụng và làm chủ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Ngày 10/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Đây là nhận định nêu trong báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2024, triển vọng tăng trưởng năm 2025 do Đại học Kinh tế quốc dân công bố sáng 10/4.
Mobile VerionPhiên bản di động