Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu gắn với lấp các lỗ hổng cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Công Thương
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Nghị quyết chỉ ra bất cập của thị trường năng lượng

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khoá X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, ngành năng lượng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể đề ra.

Theo đánh giá tại Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, “công nghiệp khai thác dầu khí và lọc hoá dầu phát triển mạnh; sản lượng khai thác dầu khí tăng cao, hình thành được một số cơ sở lọc hoá dầu quy mô lớn”, “việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng được quan tâm”…

Tuy vậy, Nghị quyết cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, “thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ”, “chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội”. Chính những bất cập này đã tạo ra lỗ hổng, là một trong những nguyên nhân dẫn tới những vụ án, vụ việc tiêu cực, lãng phí trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có công tác vận hành kinh doanh xăng dầu. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải sớm sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật về kinh doanh xăng dầu như yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị và của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết với tiêu đề “Chống lãng phí” mới đây để bịt những lỗ hổng.

“Thực hiện đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Nhiều thương nhân phân phối xăng dầu được hình thành và phát triển trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối xăng dầu, tạo nên một hệ thống phân phối hoàn chỉnh bắt đầu từ khâu tạo nguồn (nhập khẩu, mua của nhà máy sản xuất) - phân phối - bán lẻ”, Bộ Công Thương đánh giá.

Tuy nhiên, quy định cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu của nhau thời gian qua bộc lộ một số bất cập, dẫn tới những tiêu cực, lãng phí. Tại Thông báo số 15/TB-TTCP ngày 4/1/2024, về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, Thanh tra Chính phủ cho biết, việc này đã dẫn đến nhiều hành vi mua bán xăng dầu trái quy định, hệ thống kinh doanh xăng dầu bị phá vỡ...

Theo Thanh tra Chính phủ, nghĩa vụ, trách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thực hiện tổng nguồn cung xăng dầu do Bộ Công Thương phân giao hằng năm và bình ổn thị trường khi cần thiết nhưng khi mua bán xăng dầu của nhau thì thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã trở thành các thương nhân phân phối, có cơ hội để mua bán thông qua trung gian làm tăng chi phí lưu thông. Một ví dụ được Thanh tra Chính phủ dẫn chứng là Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Phúc đã làm trung gian mua bán xăng dầu để hưởng chênh lệch số tiền 2.096 triệu đồng.

Bên cạnh đó, khi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mua bán xăng dầu với nhau; thương nhân phân phối xăng dầu mua bán xăng dầu với nhau, đã tạo ra tầng nấc trung gian để hưởng chiết khấu, chênh lệch giá, tăng chi phí lưu thông, dẫn đến một phần tiền chiết khấu, chênh lệch giá thuộc về các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối phần còn lại cho các đơn vị khác tham gia thị trường.

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách - nhìn từ một số vụ án, vụ việc
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khảo sát và làm việc tại Công ty Xăng dầu khu vực 1, trực tiếp khảo sát Tổng kho Xăng dầu Đức Giang - thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vào tháng 10/2022.

“Trong 5 năm, một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mua bán xăng dầu hưởng chiết khấu/chênh lệch khoảng 9.770.751 triệu đồng; một thương nhân phân phối việc mua bán xăng dầu hưởng số tiền chiết khấu là 75.198 triệu đồng”, Thanh tra Chính phủ kết luận.

Bên cạnh đó, theo Thanh tra Chính phủ, từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2022, một số thương nhân phân phối mua bán xăng dầu cho một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sai quy định, với khối lượng hơn 828.000m3 để hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền khoảng 950.000 triệu đồng, ảnh hưởng đến chiết khấu cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ… Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã không tạo ra nguồn xăng dầu theo nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định, ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

“Đây là một trong những nguyên nhân đại lý, cửa hàng bán lẻ bị lỗ, dừng bán, gây gián đoạn nguồn cung cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng, phát triển kinh tế. Khi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu dừng bán không bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, dẫn đến những gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xăng dầu trong nước”, Thanh tra Chính phủ đánh giá.

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách - nhìn từ một số vụ án, vụ việc
Đại diện Petrolimex Sài Gòn báo cáo với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn Công tác Bộ Công Thương về tình hình dự trữ tại Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè hồi tháng 10/2022.

Ngoài những bất cập được Thanh tra Chính phủ chỉ ra, Bộ Công Thương còn cho biết, việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau trên thực tế còn khiến cho cùng một lượng xăng dầu đưa ra tiêu thụ trên thị trường nhưng đều nằm trong số liệu báo cáo tiêu thụ xăng dầu của nhiều thương nhân phân phối xăng dầu, tạo nên con số tiêu thụ "ảo" trên thị trường, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường.

Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, việc thương nhân phân phối xăng dầu mua bán xăng dầu lẫn nhau như hiện nay, trên thực tế còn phục vụ mục đích kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, tạo doanh thu cho thương nhân phân phối xăng dầu để chứng minh tài chính khi vay vốn ngân hàng, không đảm bảo đúng mục tiêu kinh doanh xăng dầu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tiêu cực, lãng phí và bài học đau xót mất cán bộ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. Người cho rằng tham ô, lãng phí là “những căn bệnh nguy hiểm”, “là giặc nội xâm”, “là tội ác” không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, vật chất, mà còn về mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; làm suy yếu bộ máy của Đảng, Nhà nước; gây mất lòng tin của quần chúng Nhân dân.

Khắc ghi lời dạy của Người, trong tiến trình dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Chống lãng phí” đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội, cũng như đưa ra những giải pháp, thúc giục trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc quyết liệt, giải quyết triệt để việc phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Một trong những dạng thức lãng phí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra, đó là lãng phí tại “các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước”, “lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức”, “lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả…”.

Trong lĩnh vực năng lượng, cụ thể là lĩnh lực quản lý, vận hành kinh doanh xăng dầu, dạng thức lãng phí như Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập nổi lên ở việc một số thương nhân kinh doanh xăng dầu đã sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu không đúng mục đích, chiếm dụng, đầu tư vào bất động sản, chứng khoán dẫn tới thất thoát, lãng phí. Ở đây không chỉ là quỹ bình ổn xăng dầu – tài sản nhà nước bị thất thoát, kéo theo nó còn là những dự án bất động sản chậm tiến độ, được các thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu tư từ tiền quỹ bình ổn xăng dầu, dẫn tới lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước.

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách - nhìn từ một số vụ án, vụ việc
Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh dẫn đầu đã có mặt tại Nam Định để giám sát, nắm bắt tình hình kinh doanh tại một số cây xăng trên địa bàn hồi tháng 9/2022.

Vấn đề này, cũng được người đứng đầu ngành Công Thương – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn chỉ ra trong nhiều bài phát biểu, trả lời chất vấn. “Vừa qua cơn lốc về chứng khoán, bất động sản cũng có những tác động nhất định. Tôi không nói tất cả nhưng qua quan sát thấy rằng, có một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có tham gia ít nhiều vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Thời gian gần đây lĩnh vực này có những biến động nên nguồn tiền cũng bị vơi đi. Cho nên đến kỳ nhập (bối cảnh nhập cao, bán thấp) thì người ta không còn tiền và không hấp dẫn", Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn về công tác quản lý xăng dầu hồi cuối tháng 10/2022.

Minh chứng rõ nhất đó chính là vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải, du lịch Xuyên Việt Oil. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử xác định, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil không chỉ đạo nhân viên công ty trích lập Quỹ BOG đầy đủ, mà chuyển tiền từ Công ty Xuyên Việt Oil vào tài khoản cá nhân của bà Hạnh, gây thất thoát tài sản nhà nước hơn 219 tỉ đồng. Cụ thể, bà Hạnh khai rằng đã sử dụng số tiền từ quỹ bình ổn xăng dầu đem đi đầu tư dàn trải từ xăng dầu đến các dự án bất động sản, nhưng quản lý còn hạn chế, dẫn đến thua lỗ gần hết.

Vụ án này, chúng ta cũng mất đi 8 cán bộ thuộc các ngành Ngân hàng, Tài chính và Công Thương do suy thoái về đạo đức, vi phạm pháp luật; là một bài học sâu sắc, bài học đắt giá trong công tác cán bộ. Nhưng nói như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.

Lấp lỗ hổng chính sách, ổn định thị trường

Theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, “phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế”; “áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng”, “xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định; “Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp”.

Trong khi đó, công tác điều hành giá xăng dầu hiện nay do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu.

Cụ thể, Bộ Tài chính xác định các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu, rà soát điều chỉnh các khoản chi phí cấu thành giá cơ sở, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền hàng Quý… và thông báo cho Bộ Công Thương để áp dụng vào công thức tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu.

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách - nhìn từ một số vụ án, vụ việc
Lực lượng Quản lý thị trường Bình Định kiểm tra một cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Tiếp đó, Bộ Công Thương căn cứ vào phương pháp tính giá cơ sở do Bộ Tài chính hướng dẫn, các yếu tố hình thành giá cơ sở do Bộ Tài chính thông báo, văn bản tham gia ý kiến về phương án điều hành giá của Bộ Tài chính tại từng kỳ điều hành giá xăng dầu để tính toán, công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo chu kỳ 7 ngày/lần. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu căn cứ giá cơ sở do Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính công bố định kỳ để quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình.

Với cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thực hiện qua nhiều bước, thương nhân kinh doanh xăng dầu không chủ động trong quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của thương nhân mà trông chờ vào giá cơ sở do cơ quan quản lý nhà nước công bố rồi thực hiện theo, dẫn tới những tồn tại, bất cập: Giá cả xăng dầu chưa theo sát thị trường, ảnh hưởng đến việc tạo nguồn và phân phối xăng dầu.

Chính vì không theo kịp biến động của thị trường nên khi giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, nhiều thương nhân đầu mối đã ngừng nhập khẩu để tránh thua lỗ, dẫn tới gián đoạn nguồn cung xăng dầu như Kết luận Thanh tra Chính phủ chỉ ra hồi đầu năm 2024.

Chẳng hạn như năm 2022, giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, để tránh thua lỗ, “Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội đã đăng ký hạn mức nhập khẩu xăng dầu giảm, mặt hàng xăng hạn mức nhập khẩu bằng 0”, Thanh tra Chính phủ dẫn chứng.

Cũng trong năm 2022, khi nguồn cung xăng dầu khan hiếm bởi tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp và khó lường, đặc biệt là xung đột Nga – Ukraine kéo dài, dẫn tới gián đoạn thị trường xăng dầu; để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, kiên quyết không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung để phục hồi nền kinh tế, ngày 24/02/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu Quý II/2022, trong đó giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu cho 10/34 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Giải pháp cấp bách này đã giúp thị trường xăng dầu trong nước dần ổn định, không bị gián đoạn, đứt gãy. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, các thương nhân dần mối kinh doanh xăng dầu cũng gặp những khó khăn do giá cơ sở xăng dầu thấp, nhập khẩu về bán lỗ.

Điều này dẫn tới việc các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu xăng dầu chưa đáp ứng tiến độ, khối lượng nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức được giao. Cụ thể: “Xăng thiếu 589.035m3/794.418m3; dầu thiếu 628m3/1.248.966m3”, Thanh tra Chính phủ kết luận.

Chính vì vậy, việc xem xét bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau; xây dựng cơ chế xăng dầu theo hướng là một trong chín loại hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá cần có cơ chế quản lý; xây dựng nghị định quy định nhà nước công bố các yếu tố hình thành giá để doanh nghiệp tự tính toán và quyết định giá, thực hiện kê khai giá và gửi văn bản kê khai giá, thông báo giá về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng đã đề ra, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, giúp bịt những lỗ hổng, hạn chế những tiêu cực, lãng phí trong vận hành thị trường kinh doanh xăng dầu.

Trong quá trình xây dựng chính sách, có thể có nhiều ý kiến khác nhau nhưng quan trọng nhất là đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí như thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm. Đối với những vấn đề khác như bảo đảm kinh tế thị trường tự do thương mại, tính cạnh tranh trên thị trường... vẫn phải tuân thủ và thực hiện, tuy nhiên cần có lộ trình phù hợp với đặc thù của nền kinh tế.

Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu

PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu

Theo PGS.TS Lê Hải Bình, vai trò của người đứng đầu trong việc định hướng, giám sát, thực hành chống lãng phí là không thể thiếu.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đẩy công nghiệp, thương mại.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước

Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, năm qua đối với Trung Quốc, Bộ Công Thương đã tích cực tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thông suốt hoạt động xuất khẩu.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí

Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí

Năm 2024, ngành Công Thương đã hoàn thiện chính sách; tổ chức thi hành các Luật tháo gỡ khó khăn góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Chuyên gia, khách mời

Chuyên gia, khách mời 'hiến kế' nhiều giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' diễn ra sáng 23/12 tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại biểu.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Bộ Công Thương là một trong các cơ quan cấp bộ, ngành đầu tiên tổ chức Diễn đàn chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động