Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương nỗ lực nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức góp phần thực thi hiệu quả các FTA.
Đề xuất các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam hỗ trợ nhau trong thực thi các FTA Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 đối tác, hầu hết là những nền kinh tế lớn, trải rộng khắp các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu. Các cam kết trong FTA này khá phức tạp và yêu cầu một đội ngũ nhân lực có đủ năng lực để hiểu rõ và sâu về các tiêu chuẩn cao, từ đó hỗ trợ các cơ quan quản lý địa phương cũng như doanh nghiệp trong việc thực thi hiệu quả.

Với vai trò là cơ sở giáo dục đào tạo chính của Bộ Công Thương, thời gian qua, Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã thiết kế nội dung đào tạo phù hợp, kết hợp lý thuyết và thực tiễn, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương.

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Lê Hải An - Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương về vấn đề này.

Bà Lê Hải An - Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương, Bộ Công Thương
Bà Lê Hải An - Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương, Bộ Công Thương. Ảnh: Minh Trang

Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp đã rất nỗ lực đồng hành để nâng cao hiệu quả thực thi các FTA. Với vai trò cơ sở giáo dục đào tạo chính của Bộ Công Thương, thời gian qua, trường đã triển khai các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nói chung và đào tạo nhân lực FTA nói riêng như thế nào?

Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, có chức năng đào tạo và bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhà nước, lý luận chính trị, pháp luật hành chính nhà nước, dành cho công chức, viên chức và cán bộ quản lý doanh nghiệp trong ngành Công Thương.

Trong những năm qua, trường đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nhiều chương trình đào tạo thường xuyên, định kỳ hàng năm, với các ngành nghề và chương trình bồi dưỡng phù hợp với vị trí công việc và chức danh.

Bên cạnh đó, trường cũng tham gia nhiều đề án và chương trình khác, bao gồm các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chuyển giao quy trình quản lý sản xuất cho các doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Công Thương.

Đối với chương trình nâng cao chất lượng nhân lực thực thi FTA cho các cơ quan Trung ương và địa phương, từ năm 2022, trường đã nhận được sự quan tâm của Bộ Công Thương và phối hợp chặt chẽ với Vụ Chính sách thương mại đa biên. Trường đã thực hiện nhiều nội dung đa dạng, bắt đầu từ việc xây dựng và biên soạn tài liệu, với hơn 20 bộ tài liệu đã được triển khai từ năm 2023 đến nay.

Các tài liệu này bao gồm các cẩm nang cung cấp kiến thức cơ bản về cam kết sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư, cam kết dịch vụ đầu tư trong EVFTA, cũng như những tài liệu chuyên sâu về các cam kết và ôn thi.

Một số bộ tài liệu khác bao gồm kiến thức về xuất khẩu hiệu quả và các cam kết trong các FTA thế hệ mới, hướng dẫn phát triển bền vững khi xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

Những tài liệu này là công cụ hữu ích giúp công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường đạt chất lượng cao, hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương hiểu rõ và tận dụng hiệu quả các cam kết trong FTA.

Bên cạnh việc biên soạn tài liệu, nhà trường còn được giao nhiệm vụ đào tạo, tổ chức các lớp học chuyên sâu về FTA. Trong năm 2024, trường đã tổ chức 6 khóa đào tạo chuyên gia FTA thế hệ mới.

Các khóa học này nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý nhà nước, viện trưởng, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trên toàn quốc. Đặc biệt, hơn 50% học viên tham gia các khóa học đều bày tỏ mong muốn được đào tạo chuyên sâu thêm. Số lượng lớp học tăng 1,5% so với dự kiến ban đầu, đây là tín hiệu rất đáng khích lệ đối với công tác đào tạo của nhà trường. Trường sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa việc đào tạo chuyên gia FTA thế hệ mới trong thời gian tới.

Lớp đào tạo chuyên gia về FTA đầu tiên
Lớp đào tạo chuyên gia về FTA đầu tiên. Ảnh: V.H

Từ kinh nghiệm thực tế, về phía trường, bà nhận thấy có những khó khăn gì trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thực thi FTA?

Một số khó khăn trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực thực thi FTA như sau:

Thứ nhất, việc đào tạo về các Hiệp định FTA là một nội dung rất đặc thù, yêu cầu chuyên gia không chỉ có kiến thức và kỹ năng sư phạm, kiến thức cơ bản mà còn cần có kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là trong quá trình đàm phán và cam kết trong hiệp định. Vì vậy, việc lựa chọn, sắp xếp giảng viên, chuyên gia tham gia giảng dạy cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Thứ hai, để hiểu rõ các cam kết trong quá trình thực thi, người học cần dành thời gian nhất định cho khóa học. Các chương trình bồi dưỡng hiện nay thường kéo dài từ 4 - 5 ngày cho mỗi chuyên đề, nhưng nhiều đơn vị vẫn gặp khó khăn trong việc bố trí cán bộ tham gia.

Thứ ba, một số lãnh đạo đơn vị, địa phương vẫn chưa hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định FTA, dẫn đến khó khăn trong việc tư vấn và tuyên truyền về hiệp định.

Trước những khó khăn này, nhà trường đang phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương để tìm giải pháp thích hợp.

Trong thời gian tới, trường sẽ có giải pháp gì để công tác đào tạo, bồi dưỡng đi vào thực chất? Và bà có khuyến nghị gì?

Trước hết, về giải pháp, nhà trường sẽ tiếp tục đào tạo chuyên sâu về các hiệp định FTA trong những năm tới, tập trung vào các vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh thực tế, như thủ tục hải quan, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, lao động... Đặc biệt, chương trình sẽ đi sâu vào từng thị trường cụ thể để giúp học viên đáp ứng các yêu cầu trong công việc của mình.

Tiếp theo, nhà trường sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực, các lớp đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, nhằm kết nối một cộng đồng gồm các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường học và các hiệp hội ngành hàng, đảm bảo tất cả đều nắm vững kiến thức và kỹ năng về Hiệp định FTA. Điều này sẽ góp phần vào việc tuyên truyền về Hiệp định FTA và giúp các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thực thi hiệu quả các cam kết trong thời gian tới.

Đồng thời, tiếp tục biên soạn các tài liệu chuyên sâu về nội dung hiệp định, ưu tiên số hóa các dữ liệu và nội dung để mở rộng khả năng tiếp cận tới các đối tượng quan tâm.

Cuối cùng, nhà trường sẽ thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm giữa các chuyên gia và đoàn đàm phán để trao đổi về các điểm mới trong các hiệp định với các học viên đã tham gia khóa đào tạo của nhà trường. Mục tiêu là giúp họ trở thành những chuyên gia thực thụ, đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền và tư vấn về Hiệp định FTA cho doanh nghiệp và địa phương trong thời gian tới.

Về khuyến nghị, nhà trường cũng đề xuất một số điểm như sau: Để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của Sở Công Thương trong việc xây dựng nguồn nhân lực và đưa ra tiêu chí xây dựng đội ngũ chuyên gia FTA tại địa phương, đồng thời đưa tiêu chí này vào đánh giá hàng năm.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng kiến nghị cơ quan quản lý cần có các chính sách và chế độ phù hợp đối với đội ngũ chuyên gia tham gia các đoàn đàm phán, xây dựng chương trình và bài giảng, cũng như giảng dạy các lớp chuyên sâu về Hiệp định FTA.

Xin cảm ơn bà!

Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động