Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chỉ cách đây hơn 10 năm, thị trường thời trang Việt là ‘mảnh đất’ của rất nhiều thương hiệu Việt như: Việt Thy, Hoàng Phúc, Ninomaxx, PT2000, SevenAM, Elise…
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’ Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Nhiều thương hiệu thời trang “biến mất”

Mới đây, hãng thời trang Lep’ đã chính thức thông báo đóng cửa hàng sau 8 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, gây nên sự hụt hẫng cho không ít tín đồ thời trang Việt yêu thích sự nhẹ nhàng, bay bổng. Từng xác định xây dựng hình ảnh trên thị trường thời trang Việt bằng những chiếc váy hoa nhẹ nhàng mơ mộng và thực tế, đã định vị được hình ảnh này trong tâm trí người tiêu dùng, song trong bức tâm thư được chia sẻ trên trang Facebook bán hàng của hãng, Ngọc Trâm – Fouder của Lep’ phải bùi ngùi thừa nhận: “Đã “sức cùng lực kiệt”, không còn theo kịp thị trường đang thay đổi chóng mặt hàng ngày, muôn vàn phong cách thời trang mới, muôn vàn sản phẩm mới, rẻ, đẹp…”.

Trước đó, vào cuối tháng 10, thương hiệu thời trang nam CATSA cũng đã phải đóng 22 cửa hàng vì không muốn cuốn vào cuộc cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc. Nhìn lại bức tranh trên thị trường thời trang Việt Nam, nhiều thương hiệu cũng đang chật vật với những cửa hàng thời trang vắng vẻ dù liên tục khuyến mãi đến 50%, thậm chí 70% - 80%. Nhiều thương hiệu thời trang khác chọn cách phát triển song song cả trực tiếp và bán trên sàn thương mại điện tử để tìm kiếm khách hàng…

Phải thừa nhận, thị trường thời trang Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” với bất cứ doanh nghiệp nào với tỷ lệ dân số trẻ cao, nhu cầu với mặt hàng thời trang rất lớn. Tuy nhiên, nó cũng là “mảnh đất màu mỡ” với hàng nhập khẩu và đặc biệt là hàng hoá giá rẻ đến từ các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội.

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’
Thị trường nội địa là thị trường tiềm năng nhưng đầy cạnh tranh của dệt may Việt Nam (Ảnh: Đức Giang)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nói: “Chưa khi nào thấy thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đặc biệt, trên nhiều sàn thương mại điện tử, hàng thời trang được bán với giá rất rẻ, được miễn phí ship… Sự tiện lợi, giá rẻ đã giúp hàng hoá từ các nền tảng này chinh phục người tiêu dùng Việt”.

Trong khi đó, triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thời gian qua, nhiều thương hiệu thời trang Việt cũng đã được nhiều người tiêu dùng biết đến như May 10, Việt Tiến, Việt Thắng, Elise, Patino… Song, xét một cách công bằng, giá cả của các thương hiệu thời trang Việt vẫn chưa thể cạnh tranh với hàng hoá trên các nền tảng thương mại điện tử. Chưa kể, thế mạnh của hàng Việt Nam vẫn nằm ở phân khúc hàng công sở, đồng phục công sở, đồ mặc nhà… với mẫu mã chưa quá đa đạng và giá cả còn chưa cạnh tranh. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá thấp, và các sản phẩm vào Việt Nam qua nền tảng thương mại điện tử với giá siêu rẻ, việc đội chi phí từ các cửa hàng lớn tại mặt tiền các con phố sầm uất càng khiến sản phẩm thời trang Việt khó cạnh tranh.

Cần chiến lược dài hạn

Trao đổi với phóng viên về giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm thời trang Việt, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, Việt Nam cần có một chương trình phát triển sản xuất, phân phối hàng may mặc kéo dài trong 5-10 năm. Bởi Việt Nam có thế mạnh về hàng dệt may với vị trí Top đầu xuất khẩu thế giới, tức là ta đã có sẵn nguồn lực từ công nghệ, nguồn nhân lực, không có lý gì lại “bỏ lỡ” thị trường nội địa với hàng trăm triệu dân.

Bên cạnh đó, phải kết nối chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà phân phối. Hiện nay, doanh nghiệp dệt may thường chủ động mở các cửa hàng tại các thành phố lớn. Điều này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng thương hiệu hơn, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng hơn. Nhưng trong bối cảnh sản xuất khó khăn hiện nay, người dân thắt chặt chi tiêu, nhà sản xuất phải phối hợp với các kênh phân phối lớn, trung tâm thương mại để gia tăng đối tượng khác hàng vì đây là nơi thu hút nhiều người tiêu dùng. Song song với đó, tích cực phát triển hàng hoá trên các nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất.

Thừa nhận phát triển thương mại điện tử, ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Việt Thắng Jeans cho biết, hiện các cửa hàng truyền thống đã trở nên ít hiệu quả hơn. Nhiều khách hàng chuyển sang mua online, nên các doanh nghiệp dệt may đã chuyển sang bán online và livestream nhiều hơn. Chẳng hạn, với Việt Thắng Jeans, công ty liên tục tổ chức bán hàng qua livestream buổi tối, thậm chí giờ khuya từ 0 - 2 giờ sáng hôm sau.

Ông Phạm Tiến Lâm - Tổng Giám đốc Tổng công ty Đức Giang cho biết, trong bối cảnh sức mua giảm sút, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là sự dịch chuyển trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng ( mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử) thị trường xuất khẩu đang dần hồi phục nhưng còn yếu… Đức Giang xác định nỗ lực phục vụ tốt nhất cho khách hàng bằng cách cho ra đời không gian mua sắm S.PEARL - thương hiệu thời trang nữ được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, tiếp tục kiên định phát triển thị trường nội địa bằng những sản phẩm thời trang chất lượng, theo xu hướng bền vững, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.

Đặc biêt, tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động bằng cách đầu tư cho công tác nghiên cứu, nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đảng bộ EVNCPC được trao Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ có sự tham gia của 10 - 15 doanh nghiệp, với 25 - 30 gian hàng.
Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt tại chợ Hàn - chợ du lịch của TP. Đà Nẵng - đã quảng bá, lan toả hàng Việt đến với khách du lịch quốc tế.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Trong hành trình 'vươn vai vạn dặm' ra thế giới, với sự xuất hiện trên kệ siêu thị của các 'ông lớn, hai tiếng 'tự hào' hàng Việt hiện diện trong mỗi chúng ta.
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng Việt, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá, ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Tô Thị Bích Châu đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương được đánh giá là một trong những bộ, ngành đi đầu trong triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam suốt 15 năm qua.
Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Quá trình nỗ lực của doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm của mình xây dựng được thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu mạnh, được ưa chuộng.
Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các địa phương, doanh nghiệp đang “dồn tổng lực” kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam cuối năm.
Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Ngày 7/11, Central Retail Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động