Thứ bảy 26/04/2025 22:01

Bình Phước: Hỗ trợ kinh phí học tập cho sinh viên dân tộc thiểu số

Hỗ trợ kinh phí học tập cho sinh viên dân tộc thiểu số là hoạt động được Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước thực hiện hiệu quả trong những năm qua.

Theo số liệu củaBan Dân tộc tỉnh Bình Phước, từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 105 lượt sinh viên người dân tộc thiểu số với kinh phí gần 600 triệu đồng. Riêng trong năm học 2020-2021 có 24 sinh viên được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 141 triệu đồng. Trong năm học 2021-2022, dự kiến sẽ hỗ trợ 50 sinh viên thuộc hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại các xã biên giới, xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng.

Sinh viên thuộc hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại các xã biên giới, xã vùng khó khăn được hỗ trợ kinh phí học tập

Đối tượng được hỗ trợ phân thành 3 nhóm. Thứ nhất sinh viênngười dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (hoặc đang trong năm học được công nhận thoát hộ nghèo, hộ cận nghèo) đang theo học hệ tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thứ hai, sinh viên người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên tại các xã biên giới của tỉnh, các xã thuộc vùng khó khăn đang theo học hệ tập trung tại một cơ sở giáo dục. Thứ ba, sinh viên người dân tộc thiểu số đang học theo chế độ cử tuyển; đang học trường Dự bị đại học; sinh viên, học viên hệ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước; đã được hỗ trợ từ chính sách này cho một khóa học trước đó; vi phạm kỷ luật bị đình chỉ học tập, buộc thôi học không thuộc đối tượng hỗ trợ.

Chính sách miễn giảm học phí thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Hồ sơ nhận hỗ trợ gồm: Bản chính Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi sinh viên đang theo học với các thông tin của sinh viên về khóa học, năm học tại thời điểm nộp hồ sơ. Bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu khi nộp trực tiếp tại Ban Dân tộc hoặc bản chính photo công chứng khi nộp qua đường bưu điện: Thẻ sinh viên; căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân; giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc cận nghèo; sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận về thời gian cư trú của cơ quan công an cấp xã nơi sinh viên đăng ký thường trú; vé tàu, xe từ nhà sinh viên đi đến cơ sở giáo dục nơi sinh viên đang theo học; bảng điểm trung bình kết quả học tập theo học kỳ hoặc năm học (nếu có, đối với sinh viên có kết quả học tập tính theo thang điểm 10 từ 7,0 trở lên); luận văn tốt nghiệp (nếu có, đối với sinh viên năm cuối).

Ban Dân tộc tỉnh nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước tính theo năm học bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 30/8 hàng năm. Địa chỉ nhận hồ sơ: Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, số 244 Trần Hưng Đạo, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thông tin chi tiết liên hệ qua số điện thoại Phòng Chính sách Dân tộc: 02713.887.738.

Cùng với các chính sách miễn giảm học phí, các chính sách hỗ trợ đặc thù cho sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, khó khăn đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số có thêm chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và có thêm điều kiện hoàn thành các chương trình học tại các trường đại học, cao đẳng…

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư