Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn Cách nào để nâng tầm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc? Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xây dựng thành công thương hiệu cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi sẽ giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, cải thiện đời sống bà con. Detech Coffee - một doanh nghiệp đã lựa chọn cà phê Arabica từ vùng nguyên liệu Sơn La, mảnh đất được ví như thủ phủ cà phê chè tại Việt Nam để xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm.

Bà Lê Thị Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cà phê Detech (Detech Coffee) chia sẻ cách tạo ra những dòng sản phẩm cà phê Sơn La chất lượng cao, đồng thời cải thiện sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thưa bà, ý tưởng đưa cà phê của đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La trở thành sản phẩm có thương hiệu được xuất khẩu ra thế giới của công ty như thế nào? Từ ý tưởng này, doanh nghiệp đã xây dựng được những sản phẩm và thương hiệu cà phê nào cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La?

Động lực để Công ty Cà phê Detech đến với ý tưởng đưa thương hiệu cà phê Sơn La đến với thị trường tiêu dùng, xuất phát từ việc chúng tôi rất tự hào và có niềm tin vào tiềm năng của cà phê Việt Nam.

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng vô cùng thuận lợi cho việc trồng cà phê Arabica. Tuy nhiên, cà phê Sơn La chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, do đó nhiều người Việt Nam chưa biết đến rằng khu vực Tây Bắc lại có cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica. Người tiêu dùng chỉ biết đến một sản phẩm cà phê Robusta uống có vị chocolate, caramel, vị đậm và thường uống với đường hoặc sữa.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi
Niềm tin và tự hào, thúc đẩy Detech Coffee xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Thế nhưng, sự khác biệt của sản phẩm cà phê Arabica là có vị chua thanh, vị hương hoa, vị đặc trưng của vùng Tây Bắc là vị thảo mộc, thì rất nhiều khách hàng cũng chưa biết đến. Đây là lý do chúng tôi chọn là mong muốn đưa giá trị của cà phê Arabica đến người tiêu dùng. Hơn hết, là chúng tôi mong muốn tạo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đó, giúp họ có một cuộc sống ổn định và gắn kết với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng Sơn La, Tây Bắc.

Thời gian qua, Detech Coffee đã giúp cho bà con Sơn La thay đổi cuộc sống và cải thiện sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số trong ngành cà phê như thế nào, thưa bà?

Đến nay công ty chúng tôi đã xây dựng được các sản phẩm đó là: sản phẩm chế biến chất lượng cao, sản phẩm đặc sản, chúng tôi đã xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp sang thị trường các nước châu Âu, New Zealand, Mỹ.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi
Bà Lê Thị Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cà phê Detech (Detech Coffee)

Ngoài ra, từ trước đến nay, nhiều người tiêu dùng không biết rằng cà phê Arabica có vị gì. Đôi khi khách thưởng thức sản phẩm cà phê Arabica lại cảm nhận vị chua, họ nghĩ “ôi sản phẩm này sao lại bị chua, hay cà phê bị hỏng?” mà thực chất thế giới đã rất ưa chuộng sản phẩm cà phê Arabica từ lâu.

Sản lượng cà phê Arabica so với Robusta là ít hơn, nhưng giá trị lại cao hơn và có những đặc trưng khác biệt đó là vị êm, nhẹ dịu và có thêm sự khác biệt là hàm lượng caffeine thấp, khi chúng ta uống vào buổi chiều tối sẽ giúp tỉnh táo nhưng không bị mất ngủ. Đây là sự khác biệt của sản phẩm cà phê Arabica.

Một điều đặc biệt nữa là sản phẩm Arabica được trồng ở những vùng núi cao (từ 800m trở lên so với mực nước biển), do đó điều kiện sản xuất, thu hoạch, chế biến của bà con vùng dân tộc thiểu số trên đó rất khó khăn. Chính vì thế, khi Detech Coffee lên khu vực Tây Bắc và làm việc với bà con, hiểu được điều kiện làm việc của họ nên chúng tôi rất mong muốn mang giá trị của cà phê Arabica không chỉ ra thị trường nội địa mà còn ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, mong muốn mang giá trị văn hóa vùng miền của Sơn La đến với thị trường nước ngoài thông qua sản phẩm cà phê để thu hút không chỉ khách nội địa mà cả khách quốc tế đến với vùng nguyên liệu để họ hiểu và từ đó gia tăng kinh tế, tạo công ăn việc làm cũng như phát triển du lịch cộng đồng văn hóa cà phê ở khu vực Sơn La, Tây Bắc.

Ngoài sản phẩm cà phê rang xay, Detech Coffee cũng có các sản phẩm chế biến khác như cà phê phin giấy. Đây là một sản phẩm rất tiện lợi. Ngoài ra, vì bà con ở Sơn La đã trồng cà phê giống cũ được 30 năm, vì vậy để có được sự tái canh chất lượng và sản lượng tốt hơn, Detech Coffee cũng có những sản phẩm cà phê giống mới được Viện Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn và đã được Detech Coffee trồng thí điểm. Đặc biệt, cà phê giống mới này sẽ thích ứng tốt với biến đối khí hậu, bởi vì làm nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng và bây giờ là khí hậu. Như vậy, để cho bà con có cuộc sống gắn kết với cà phê là một điều rất quan trọng.

Bên cạnh đó, Detech Coffee cũng sản xuất cà phê chứng chỉ, đối với người nông dân cũng mang lại những giá trị như tiền thưởng cho mỗi 1kg sản phẩm. Hơn hết là đã tạo thành chuỗi cung ứng cho người bán, người mua và đối tượng hưởng lợi chính là người nông dân trong chuỗi cung ứng của chúng tôi, giúp cho cuộc sống của họ bền vững.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có những buổi đào tạo tập huấn để nâng cao năng lực về canh tác, sản xuất và chế biến cà phê cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, sản phẩm thu được đạt chất lượng và sản lượng tốt hơn trong cùng một mùa vụ thu hoạch.

Bà có thể cho biết, để xây dựng và định vị thương hiệu cho sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La, doanh nghiệp đã gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?

Trong quá trình làm việc với bà con vùng núi Tây Bắc, Detech Coffee cũng gặp nhiều thuận lợi, cũng như những thách thức, khó khăn.

Thuận lợi là chúng tôi được làm việc với bà con, trực tiếp tìm hiểu về những thói quen, phong tục tập quán và được lắng nghe những câu chuyện thực tế như bà con đã làm 20 - 30 năm nhưng chưa từng được đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực nhận thức, do đó họ vẫn nghĩ thói quen canh tác đó là hiệu quả. Đây là một trong những thuận lợi khi mà bà con rất thân thiện.

Ngoài ra, Detech Coffee có được sự ủng hộ từ chính quyền địa phương, cũng như những cán bộ công tác trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực vùng núi Tây Bắc và các Hợp tác xã để có những sự chia sẻ, gắn kết trong việc sản xuất, nhằm tạo ra chuỗi liên kết để sản phẩm của chúng tôi có sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm khi cung cấp cho khách hàng, không chỉ tại thị trường nội địa, mà còn cả thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, chúng tôi có đội ngũ nhân sự làm việc rất tâm huyết, họ hiểu và họ yêu con người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, họ ý thức được phải làm như thế nào để mang lại giá trị cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đó để giúp cho đồng bào có cuộc sống, sinh kế ổn định, không chỉ cho chính doanh nghiệp mà còn cho chính bà con dân tộc thiểu số có một chuỗi cung ứng bền vững.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi
Các dòng sản phẩm cà phê của đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La được Detech Coffee chế biến cung cấp ra thị trường

Còn khó khăn là trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm của bà con, tính liên kết cần phải chặt chẽ hơn, đâu đó ở các khu vực còn có sự chưa thống nhất, vì thế, chất lượng đầu vào của bà con vẫn chưa được ổn định. Đây cũng là một khó khăn của doanh nghiệp.

Đồng thời, bà con vẫn còn giữ thói quen thu hái sản phẩm lẫn, chưa có chọn lọc, vẫn hái lẫn quả xanh, quả đỏ. Khi chất lượng đầu vào ngay từ vùng nguyên liệu hái lẫn như vậy sẽ ảnh hưởng đến chi phí giá thành. Sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khi làm việc thu mua với bà con cũng là bài toán khó.

Cùng với đó, chất lượng cà phê của khu vực chưa cao, khi làm việc với đối tác tại thị trường trong nước hay nước ngoài thì “bài toán” trăn trở về giá cũng như chất lượng cũng là một khó khăn.

Thêm vào đó, khó khăn là làm thế nào để từng bước thay đổi định kiến cũng như thói quen của bà con. Do vậy rất cần những lớp tập huấn đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp để đào tạo cho bà con, khích lệ bà con thay đổi thói quen để tăng được chất lượng và sản lượng ngay từ đầu vào.

Cuối cùng là cà phê chỉ có 1 vụ mùa trong năm, diễn ra từ tháng 10 đến tháng 2, vậy thời gian còn lại bà con sẽ làm gì để có thêm thu nhập, chưa kể đến tác động của thị trường về giá, biến đổi khí hậu. Đồng thời, tạo ra chuỗi cung ứng bền vững, cũng là tạo công ăn việc làm và sự ổn định cho bà con. Đây là những trăn trở của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Detech Coffee sẽ có những dự định gì để phát triển thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của bà con vùng đồng bào Sơn La?

Detech Coffee chúng tôi cũng có những trăn trở trong quá trình làm việc với bà con, đặc biệt là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La. Từ những trăn trở đó, chúng tôi sẽ tìm biện pháp khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của Sơn La

Thứ nhất, về tính đồng nhất của chất lượng sản phẩm, chúng tôi sẽ cố gắng làm sao thay đổi được bà con, khích lệ bà con thay đổi thói quen thu hái lẫn, để tăng chất lượng và sản lượng ngay từ đầu vào tại vùng nguyên liệu.

Thứ hai, tính bền vững trong việc phát triển nông nghiệp, chúng tôi luôn muốn mời các chuyên gia trong ngành nông nghiệp đến đào tạo cho bà con để tạo ra một hệ sinh thái bền vững về nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp ở đây liên quan đến các yếu tố về đất, về nước, về môi trường, về rừng,… Chúng tôi cũng có những kế hoạch sản xuất cà phê theo chứng chỉ bền vững như là “Rainforest Alliance” và trong chuỗi cung, hiện tại chúng tôi đã làm việc với 500 hộ tại vùng nguyên liệu cà phê Sơn La. Thông qua chứng chỉ này, bà con được học, được đào tạo, nâng cao nhận thức, bà con hiểu được rằng hệ sinh thái mình làm rất quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho mình, có thu nhập ổn định mà chính đất của mình, nguồn nước của mình, bà con cũng cân bằng được, trong quá trình thu hoạch, canh tác cà phê để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tôi ví dụ, trong quá trình mời các chuyên gia đến hỗ trợ bà con trong quá trình trồng cây lạc, rễ của cây lạc có tác dụng tạo ra đất tơi xốp, giữ được đổ ẩm cho đất, cân bằng được hệ sinh thái và trong quá trình trồng cây lạc thì bà con cũng đã có thêm thu nhập ngắn ngày. Cũng trong quá trình đào tạo về cà phê chứng chỉ “Rainforest Alliance” thì chúng tôi cũng có những chương trình đào tạo bà con liên quan đến môi trường, và bà con cũng đã có nhận thức để thay đổi điều đó.

Chúng tôi cũng có kế hoạch đào tạo cho bà con những kiến thức về quản trị rủi ro, an toàn lao động. Bởi vì ở khu vực Tây Bắc chủ yếu điều kiện lao động trên khu vực núi cao, rất dễ xảy ra rủi ro lao động đối với người dân. Đây cũng là một thách thức đối với họ, chưa kể khi thu hái trên các khu vực dốc hầu hết bà con chưa có bảo hiểm. Chính vì vây, chúng tôi có những kế hoạch để giúp cho họ có kiến thức về an toàn lao động tốt hơn và giúp cho sức khoẻ của họ ổn định thì tất cả những công việc còn lại liên quan đến sinh kế và cuộc sống của họ sẽ tốt hơn, đảm bảo hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có kế hoạch liên quan đến khích lệ bà con đổi mới sáng tạo, quản trị tốt hơn trong chính công việc hằng ngày của mình. Đó là làm và sắp xếp những công việc liên quan đến an toàn lao động hằng ngày mà bấy lâu nay bà con vẫn nghĩ đó là phức tạp, nhưng thực chất khi chuyên gia đến chỉ sắp xếp các công cụ, dụng cụ cho bà con làm hàng ngày ngăn nắp hơn, giảm thiểu được rủi ro cho con cái của họ.

Xin cảm ơn bà!

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (hệ thống CRM) là công cụ hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hiệu quả hơn.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước.
Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Sáng 17/12, tại TP. Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại với các thị trường RCEP.
2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tờ South China Morning Post nhận định, năm 2024 là một năm thành công rực rỡ trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, do các hoạt động thương mại và đầu tư.
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động