Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Từ "bàn đạp" chính sách đến những "con số biết nói"

Trong bài viết trước, chúng ta đã thấy được những câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ về sự vươn lên của nhiều doanh nghiệp sau ngày giải phóng. Các doanh nghiệp tư nhân với tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, đã tiên phong đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ, chất lượng sản phẩm và chiến lược thương hiệu để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ không chỉ đạt chất lượng cao, mà còn mang đậm bản sắc Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Tồn tại dưới các hình thức như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn kinh tế tư nhân và tên tuổi những gia tộc thương gia từ rất sớm. Thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nhờ vậy, kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh.

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá
Nhờ những “bàn đạp” từ chính sách, tính đến hết quý I/2025, chúng ta đã có khoảng 960 nghìn doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp 51% GDP. Ảnh: Trung Thắng

Tại các Nghị quyết Đại hội Đảng (như tại Đại hội X (4/2006) của Đảng đã xác định “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Đến Đại hội lần thứ XIII (2021) Đảng ta khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân…”.

Và những năm qua, đã có rất nhiều Nghị quyết được ban hành để định hướng, hiện thực hoá các chủ trương nêu trên và các văn bản luật, cũng như các chương trình hành động của Chính phủ… về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, kinh tế tư nhân phát triển…

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân không ngừng được hoàn thiện thông qua việc ban hành hệ thống các luật; trong đó có thể kể đến những bộ luật có ý nghĩa quan trọng với khu vực kinh tế tư nhân như: Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990; Luật Doanh nghiệp các năm 1999, 2004, 2014 và 2020; Luật Đầu tư các năm 2004, 2014, 2020; Luật Cạnh tranh; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Nhờ những “bàn đạp” từ chính sách, tính đến hết quý I/2025, chúng ta đã có khoảng 960 nghìn doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội… Đây là những con số biết nói, thể hiện vai trò trụ cột quan trọng hàng đầu đối với nền kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân.

Cần cuộc cách mạng tinh giản quy định pháp luật

Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển kinh tế đất nước, song nhìn thẳng vào thực tế, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, ở các nền kinh tế đang phát triển, kinh tế tư nhân chiếm 70%, thậm chí đến 90% GDP, trong khi đó ở Việt Nam con số này chỉ ở khoảng 50% - tương đối thấp.

Mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Nếu tính doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hiện tại chỉ đóng góp khoảng hơn 20% vào tăng trưởng GDP. Tính cả hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức kinh doanh thì con số đạt khoảng 51% GDP. Dưới góc độ xuất khẩu, năm 2024 tăng trưởng xuất khẩu đạt hơn 400 tỷ USD, nhưng khu vực doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 72% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, sự đóng góp của doanh nghiệp tư nhân còn rất nhỏ bé, mặc dù tiềm năng rất lớn.

Chúng ta phải xác định rằng, một nền kinh tế thì phải dựa vào khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Doanh nghiệp tư nhân là giường cột, là sức mạnh của một nền kinh tế. Phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước” - ông Đậu Anh Tuấn phân tích và nhấn mạnh, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ và trở thành những trụ cột quan trọng hơn nữa của nền kinh tế là công việc ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Tuy nhiên, làm được điều đó, ông Tuấn đặt câu hỏi: “Giải pháp nào để doanh nghiệp Việt Nam muốn lớn, chịu lớn?”.

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới
Thời điểm này là thời điểm vàng để kinh tế tư nhân bứt phá, là kỷ nguyên vươn mình của doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: Chung Cường
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Ngày 10/2/2025, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, thời điểm này là thời điểm vàng để kinh tế tư nhân bứt phá, là kỷ nguyên vươn mình của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khi trong tháng 2/2025 vừa qua đã diễn ra cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân.

Chưa hết, hàng chục cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sự đồng hành cụ thể, quyết liệt và thiết thực của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Không chỉ cổ vũ, khích lệ những đóng góp của đội ngũ doanh nhân, lắng nghe, chia sẻ, trao đổi với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như bàn các nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa, người đứng đầu Chính phủ còn thẳng thắn thừa nhận: Thể chế đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", nhưng cũng là "đột phá của đột phá" trong phát triển kinh tế tư nhân hiện nay.

Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm cũng cho rằng, dù đóng góp ngày càng lớn, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh.

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần cuộc cách mạng kinh tế tư nhân
TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những động lực để doanh nghiệp kinh tế tư nhân bứt phá. Ảnh: Hoàng Giang

Theo TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), có lẽ giải pháp đầu tiên mà như Tổng Bí thư đã nói là phải tháo bỏ điểm nghẽn của điểm nghẽn, tạo đột phá của đột phá về thể chế.

“Sau tinh giản, sắp xếp lại bộ máy hoạt động hoặc cùng với tinh giản, sắp xếp lại bộ máy cũng sẽ có một cuộc cách mạng tinh giản quy định pháp luật để tạo động lực đột phá, mở ra kỷ nguyên vươn mình của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam” - TS. Nguyễn Đình Cung nêu quan điểm và cho rằng, phải mạnh dạn - có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định thực sự đang là rào cản. Cản tự do kinh doanh, cản đổi mới sáng tạo, cản huy động nguồn lực và cản phát triển đất nước thì chúng ta phải bỏ.

Cùng chung quan điểm, CEO Wondertour - Chủ tịch Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam Lê Công Năng cho biết, môi trường kinh doanh chính là "đất lành" để doanh nghiệp "cắm rễ" và phát triển. Làm được điều đó, cần tiếp tục cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình, tăng cường minh bạch, công khai thông tin và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn lực. Cần phải loại bỏ tư duy "xin - cho", thay vào đó là xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, và thân thiện với doanh nghiệp.

Không thể thiếu những "sếu đầu đàn" dẫn dắt

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội (Ảnh:NVCC)
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hoá, Xã hội của Quốc hội. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Dưới góc độ chuyên gia, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hoá, Xã hội của Quốc hội, muốn tăng trưởng nhanh, bền vững và có chiều sâu thì không thể thiếu những “sếu đầu đàn” mang thương hiệu Việt.

Không chỉ là doanh nghiệp lớn về vốn hay quy mô, mà phải là những doanh nghiệp có tầm nhìn toàn cầu, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị tiên tiến. Quan trọng nhất, phải có sứ mệnh quốc gia, dám đi vào lĩnh vực khó, lĩnh vực chiến lược, lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư dài hạn nhưng có khả năng tạo ra đột phá cho nền kinh tế.

Để có được những “sếu đầu đàn” như vậy, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, không thể chỉ trông chờ vào tự thân doanh nghiệp. Phải có chính sách đột phá, dài hạn và có tính chọn lọc. Trước hết, cần một cơ chế phát hiện, ươm mầm và bồi dưỡng những doanh nghiệp có tiềm năng vươn lên tầm khu vực. Cần dũng cảm lựa chọn, đặt niềm tin vào những doanh nghiệp tư nhân đang cho thấy khả năng dẫn dắt, dù họ có thể còn non trẻ, vẫn đang thử nghiệm, nhưng đã có khát vọng lớn và năng lực thực thi mạnh mẽ.

“Chính sách dành cho nhóm doanh nghiệp này cần vượt ra khỏi tư duy “ưu đãi đại trà”. Thay vào đó, cần xây dựng một hệ sinh thái đặc biệt cho “sếu đầu đàn”, bao gồm: Hành lang pháp lý riêng, tiếp cận tín dụng chiến lược, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ưu tiên trong đấu thầu và đầu tư công, kết nối với các thị trường lớn, và bảo hộ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ”- PGS.TS Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm.

Hiện, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, trong đó sẽ ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, sự quan tâm này đã thể hiện rõ việc khẳng định mạnh mẽ về vai trò, vị thế của khu vực kinh tế tư nhân trong sự phát triển của đất nước.

PGS.TS Bùi Tất Thắng - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN (VASEAN) bày tỏ, sự quan tâm này đánh dấu quan trọng trong bước ngoặt đối với kinh tế tư nhân. Những chính sách đột phá mới đang được chờ đợi để tạo súc bật cho kinh tế tư nhân, để ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam phát triển, đưa văn hóa Việt Nam hội nhập toàn cầu.

Chưa bao giờ, kinh tế tư nhân lại được đặt ở một vị trí rõ ràng, mạnh mẽ và đầy kỳ vọng như lúc này. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, việc ban hành một Nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một dấu mốc đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược và sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển của đất nước.

Đây không chỉ là sự ghi nhận, mà còn là lời hiệu triệu. Hiệu triệu những doanh nghiệp tư nhân đang ngày đêm bám trụ thị trường, sáng tạo, đổi mới, hội nhập để họ không đơn độc. Từ đó, Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi doanh nghiệp tư nhân không còn ở “vòng ngoài” của chiến lược phát triển mà trở thành hạt nhân sáng tạo, ngọn cờ tiên phong và lực lượng chủ lực trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu và phát triển bền vững” - PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Hiện, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, trong đó sẽ ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, sự quan tâm này đã thể hiện rõ việc khẳng định mạnh mẽ về vai trò, vị thế của khu vực kinh tế tư nhân trong sự phát triển của đất nước.

Hoàng Hòa - Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Các vụ điều tra phòng vệ thương mại đang gia tăng, vì vậy cảnh báo sớm sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

50 năm sau ngày giải phóng chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện vươn mình, lớn lên của các doanh nghiệp. Hàng hóa, dịch vụ của họ ở khắp mọi nơi, được tin dùng.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
Mobile VerionPhiên bản di động