Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Tạo "luồng xanh" cho sản phẩm OCOP trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Trong thời đại hội nhập sâu rộng, quyền sở hữu trí tuệ đã và đang trở thành “lá chắn” sống còn đối với sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Trước khi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần phải bảo hộ sở hữu trí tuệ. Điều này giúp doanh nghiệp từng bước tạo dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường, đồng thời giảm thiểu các rủi ro từ việc mất thương hiệu, mất thị trường.

Sở hữu trí tuệ: "Vũ khí mềm" chinh phục thị trường

Theo ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu, tên thương mại ngày càng thể hiện vai trò then chốt trong chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

Ông Trần Lê Hồng
Ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ

Không chỉ tạo nền tảng pháp lý, sở hữu trí tuệ còn là công cụ giúp tăng giá trị, khẳng định vị thế sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế”, ông nhấn mạnh.

Thống kê từ Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng gần 1 triệu nhãn hiệu đã được đăng ký. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc các doanh nghiệp đã và đang ngày càng ý thức sâu sắc hơn về việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Không chỉ dừng lại ở việc bảo hộ trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. Theo số liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2022, lượng đơn nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam nộp tại các cơ quan nước ngoài đạt hơn 4.900 đơn, tăng 1,6 lần so với năm 2018. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm số lượng đơn lớn nhất với hơn 1.000 đơn, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và EU.

Dẫu vậy, Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: Số lượng đơn đăng ký quốc tế của Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Acecook, Nutifood... Các doanh nghiệp nhỏ và vừa - lực lượng chiếm đa số - vẫn chưa thực sự quan tâm hoặc còn lúng túng trong việc đưa thương hiệu vươn ra toàn cầu.

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài không khó như nhiều người nghĩ. Vấn đề lớn nhất là ở nhận thức, ở việc coi trọng nó như một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh”, ông Hồng nhận định.

Bài học từ những vụ mất thương hiệu đắt giá

Một trong những ví dụ điển hình về hệ lụy khi doanh nghiệp lơ là bảo hộ sở hữu trí tuệ là câu chuyện của gạo ST25, loại gạo từng đoạt danh hiệu "Ngon nhất thế giới". Dù nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế, nhưng nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - đại diện cho giống gạo ST25 - lại từng bị nhiều đối tượng đăng ký bảo hộ trước tại Mỹ.

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ
Kỹ sư Hồ Quang Cua - "cha đẻ” của gạo ST25, gạo ngon nhất thế giới

Hệ quả, dù chính đơn vị sáng tạo ra giống gạo này, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí muốn xuất khẩu chính ngạch, họ cũng phải đối mặt với nguy cơ tranh chấp pháp lý kéo dài và thiệt hại uy tín nghiêm trọng.

Rõ ràng, mặc dù là “cha đẻ” của giống lúa ST25, nhưng nếu nhãn hiệu bị người khác chiếm mất ở thị trường nước ngoài thì “Gạo Ông Cua” coi như mất luôn quyền phân phối chính thức sản phẩm. Tất cả những nỗ lực nghiên cứu, sản xuất đều có thể tan biến chỉ vì không bảo vệ kịp thời quyền sở hữu trí tuệ.

Không chỉ gạo, rất nhiều ngành hàng khác của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, thủy sản cũng từng phải “nếm trái đắng” vì chậm chân trong việc đăng ký thương hiệu quốc tế.

Theo ông Trần Lê Hồng: "Đăng ký nhãn hiệu ở quốc gia nào thì được bảo hộ tại quốc gia đó". Nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký ở Việt Nam, sản phẩm sẽ không được bảo vệ tại nước ngoài và nguy cơ bị "đánh cắp" thương hiệu là rất lớn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp không thể chỉ dừng lại ở việc bảo hộ trong nước. Việc xây dựng kế hoạch đầu tư bài bản cho đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài là yêu cầu bắt buộc nếu muốn mở rộng thị trường.

Ông Trần Lê Hồng cho rằng, các doanh nghiệp phải gắn kết chặt chẽ hoạt động phát triển thương hiệu với chiến lược sở hữu trí tuệ và toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Không thể coi đăng ký bảo hộ chỉ là một thủ tục hành chính.

Đặc biệt, khi xuất khẩu ra các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, doanh nghiệp cần hiểu rằng, các tiêu chuẩn về bảo hộ sở hữu trí tuệ ở đây rất cao. Nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu, việc bị từ chối bảo hộ hoặc vướng tranh chấp sẽ gây thiệt hại lớn về cả tài chính lẫn uy tín.

Thực tế, chi phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế hiện nay không còn quá cao so với tổng chi phí thâm nhập thị trường. Đặc biệt, các cơ chế hỗ trợ như Hệ thống Madrid (nộp đơn quốc tế một cửa) cũng giúp đơn giản hóa thủ tục đáng kể.

Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đang nỗ lực đàm phán, ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.

Lời cảnh báo cho các doanh nghiệp

Bảo hộ sở hữu trí tuệ không phải là việc "cần thì làm", mà phải trở thành một phần chiến lược sống còn ngay từ khi xây dựng thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp cần tự hỏi: Nếu thương hiệu bị mất quyền sở hữu tại nước ngoài, liệu toàn bộ kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu có thể đứng vững?

Ngày sở hữu trí tuệ
Nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và xã hội, nhiều hoạt động truyền thông về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức

Bài học từ gạo ST25 chỉ là một trong nhiều minh chứng rằng, chỉ cần chậm chân trong bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể mất trắng không chỉ thị trường mà cả niềm tin khách hàng.

Trong thời đại kinh tế tri thức, thương hiệu mạnh không chỉ nhờ sản phẩm tốt, mà còn cần một nền tảng pháp lý vững chắc từ sở hữu trí tuệ.

Từ thực tế trên cho thấy, với mỗi bước đi chiến lược từ trong nước tới quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần nhớ: Xây thương hiệu, nhất định phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.
Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từng gây tiếng vang với sách phân tích chiến thuật B52 ở tuổi 29, chị tiếp tục ghi dấu ấn với ngòi bút sắc sảo trong lĩnh vực báo chí ngành Công Thương.
Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Công đoàn Công Thương Việt Nam phát huy vai trò tiên phong của công nhân, thúc đẩy thi đua sáng tạo, chăm lo quyền lợi người lao động trong kỷ nguyên mới.

'Biển người' đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong đêm hội 'Sắc màu Thành phố Bác'

Tối 30/4, hàng vạn người dân từ các nơi tiếp tục đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong niềm hân hoan và tự hào của ngày đại lễ dân tộc.
Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

“Cha ông ta ngã xuống…”, “Không phải tất cả chúng con được về…” – âm nhạc hai thời đại cùng gọi tên lòng biết ơn dân tộc.
Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Nửa thế kỷ sau ngày 30/4/1975, hai nhân chứng có mặt tại Dinh Độc Lập vẫn không khỏi bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử mà họ có mặt trong buổi trưa hôm ấy.
TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

Cả triệu người dân TP. Hồ Chí Minh thức trắng đêm 29/4, trải dài từ Bến Bạch Đằng đến đại lộ Lê Duẩn, để giữ chỗ, chờ đón lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Ban đầu chỉ là quà tặng của báo Việt Nam News, ấn phẩm poster cắt xếp mô phỏng chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đang được săn lùng.
Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Chiều ngày 29/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức tiếp nhận những bức ảnh quý giá từ các phóng viên chiến trường có mặt tại TP Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Hòa cùng không khí cả nước, Báo Công Thương tưng bừng trang hoàng, thay avatar mừng đại lễ 30/4, lan tỏa tinh thần yêu nước, tri ân lịch sử và khơi dậy tự hào.
Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, những người Công Thương vẫn bền bỉ viết tiếp câu chuyện hoà bình bằng trí tuệ, nghị lực và khát vọng kinh tế thời bình.
Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Ngày 29/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch về việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024-2025.
Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1157/QĐ-BCT ngày 23/4 về việc phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Trị An.
Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng Công nhân 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo Tổng LĐLĐVN tham quan, chúc mừng thành tích của Supe Lâm Thao.
Mobile VerionPhiên bản di động