Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Áp giá sàn xuất khẩu gạo khó khả thi Ấn Độ cho xuất khẩu gạo, doanh nghiệp ứng phó ra sao? Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới

Châu Phi là một thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. Trong giai đoạn 2017 - 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi có sự tăng trưởng tích cực, từ 411 triệu USD năm 2017 lên 692,6 triệu USD năm 2021.

Trong quý I/2025, Bờ Biển Ngà là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 143 triệu USD, tăng tới 138% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2025, Bờ Biển Ngà là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 143 triệu USD, tăng tới 138% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi ước đạt 620 triệu USD (tương đương 16% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này), giảm 10,5% so với năm 2021.

Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới trước những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu đã đẩy giá gạo lên cao, khiến một số nước trong khu vực châu Phi phải cắt giảm nhập khẩu gạo.

Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 cũng khiến cho nhập khẩu gạo của châu Phi sụt giảm đáng kể vì lý do nguồn cung gạo thế giới bị gián đoạn, kết hợp với những khó khăn nội tại của châu Phi trong bối cảnh các quốc gia xuất khẩu gạo cắt giảm xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực.

Tuy nhiên, theo báo cáo về thị trường ngũ cốc tháng 4/2025 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhu cầu nhập khẩu gạo ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt từ Indonesia suy giảm. Ngược lại, nhu cầu mua gạo tăng mạnh từ châu Phi, đặc biệt là các nước cận Sa mạc Sahara. Do vậy, trong năm 2025 châu Phi sẽ vượt qua khu vực Đông Nam Á để trở thành những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Các mặt hàng gạo trắng giá rẻ đặc biệt từ Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan chiếm ưu thế ở thị trường châu Phi trong thời gian qua. Trong khi đó, gạo Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 4 tại thị trường này. Tuy nhiên, cũng có những nhà nhập khẩu gạo lớn ở châu Phi lại là khách hàng truyền thống của Việt Nam. Trong đó, Bờ Biển Ngà là quốc gia nhập khẩu gạo nhiều thứ 2 ở châu Phi với 1,8 triệu tấn mỗi năm. Nhiều năm trước, nước này luôn nằm trong nhóm những nước mua gạo nhiều nhất của Việt Nam.

Thị trường rộng nhưng không dễ

Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước châu Phi tiếp tục tăng và Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang khu vực trong thời gian tới, đặc biệt là mặt hàng gạo thơm, Jasmine; gạo cấp trung bình và cấp thấp sẽ phải chịu áp lực với nguồn gạo cạnh tranh giá rẻ từ Thái Lan. Dù vậy, thị trường này không phải là sự ưu tiên lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Trà My – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN – cho hay, Vinaseed - công ty con của PAN Farm thuộc Tập đoàn PAN - luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, do đó, doanh nghiệp tập trung vào thị trường cao cấp. “Thực tế, châu Phi là thị trường khá khó vì giá nhập rất thấp. Chúng tôi cũng đã từng có kế hoạch xuất khẩu bánh kẹo sang châu Phi nhưng không thành công”, bà Nguyễn Thị Trà My chia sẻ.

Ngoài mảng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng muốn tập trung hơn vào thị trường nội địa với mảng gạo đóng gói. Hiện nay, thị phần gạo đóng gói ở Việt Nam chỉ chiếm 5%, trong khi Thái Lan lên tới 60 - 70%. Do vậy, bà Trà My cho rằng đây là cơ hội rất lớn của Vinaseed. “Với định hướng mới, chúng tôi sẽ tái cấu trúc cả thị trường trong nước và xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt nhất”, bà Nguyễn Thị Trà My thông tin.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đại diện doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Vĩnh Long cho biết, gạo của Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi chủ yếu là gạo trắng hạt dài 15%, 25% tấm, ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều nhất gạo đồ, gạo thơm và gạo 5% tấm là Nam Phi và Nigeria.

Trong những năm gần đây, các nhà nhập khẩu ở châu Phi đang ngày càng tìm mua nhiều hơn gạo thơm Việt Nam do chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh. Mặc dù vậy, đối với hai thị trường tiêu thụ và nhập khẩu lớn gạo đồ và gạo thơm chất lượng trung bình và cao như Nam Phi và Nigeria, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang vẫn còn rất nhỏ bé.

Gạo của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang châu Phi chủ yếu qua trung gian. Dù nhu cầu thị trường tăng, nhưng các doanh nghiệp ngại xuất sang thị trường này do sự minh bạch hóa thông tin về thị trường lúa gạo, xuất khẩu gạo còn thiếu. Bên cạnh đó, châu Phi là địa bàn xa xôi, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khâu thanh toán, vận chuyển.

Việt Nam xuất khẩu gạo sang 54 quốc gia châu Phi, trong đó các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Mozambique, Cameroon, Tanzania, Ai Cập… Tuần qua, các doanh nghiệp gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng xác nhận giá gạo đang tăng do nhu cầu tại thị trường châu Phi và Philippines đang cao trong khi vụ Đông Xuân đã kết thúc nên nguồn cung gạo hạn chế.

Theo số liệu của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 15/4, Việt Nam xuất khẩu 2,85 triệu tấn gạo, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá gạo xuất khẩu trung bình ra thế giới giảm 20,1%, từ mức 647 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước xuống còn 517 USD/tấn tại kỳ này, nên kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt 1,47 tỷ USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2025, Bờ Biển Ngà là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 143 triệu USD, tăng tới 138% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh Bờ Biển Ngà, xuất khẩu gạo sang Ghana với 106 triệu USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm trước.

Các chuyên gia nhận định, thời gian qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi đã được mở rộng nhưng sản xuất gạo tại đây dự báo sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực. Đây sẽ là cơ hội xuất khẩu gạo cho Việt Nam sang thị trường này nếu các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá, tăng cường sự hiện diện của sản phẩm gạo Việt Nam tại châu Phi.

Đồng thời, chủ động tìm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng gạo xuất khẩu, đầu tư nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo quản gạo sau thu hoạch. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên sâu về ngoại thương, kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với mục tiêu thâm nhập lâu dài và bền vững tại thị trường châu Phi.

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), quý I/2025, Bờ Biển Ngà với thị phần 16,3% đã trở thành khách mua gạo lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Philippines 42,1%; vị trí thứ ba là Ghana với thị phần 10,2%.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.
Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Mobile VerionPhiên bản di động