Thứ tư 30/04/2025 03:46

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.

Theo thông tin từ /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic - Bộ Công Thương, ngày 21/3/2025 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc kinh doanh xuất khẩu gạo của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc thành lập đoàn kiểm tra nhằm triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước. Bên cạnh đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 11/3/2025 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận tại Hội nghị về sản xuất, thị trường lúa gạo; phòng chống hạn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn kiểm tra gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường địa phương.

Bộ Công Thương đã thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân

Từ ngày 25 - 28/3/2025, đoàn kiểm tra liên ngành đã làm việc, kiểm tra 44 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn 6 tỉnh/thành phố (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang) thuộc 2 khu vực sản xuất lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước - Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

Kết thúc chương trình kiểm tra, Bộ Công Thương đã ban hành Thông báo số 83/TB-BCT ngày 16/4/2025 thông báo kết luận kiểm tra về việc kinh doanh xuất khẩu gạo của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Công Thương đã ban hành 1 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 8 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh).

Cùng với đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP, trên cơ sở số liệu do Bộ Tài chính (Cục Hải quan) cung cấp và báo cáo của các Sở Công Thương, các thương nhân, Bộ Công Thương đã ban hành 9 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Lý do là thương nhân không xuất khẩu gạo trong 18 tháng liên tục theo quy định tại điểm d Khoản 1 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP

Như vậy, trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân không tuân thủ quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP.

Hiện nay, còn 152 thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với UBND các địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan phối hợp xác minh, làm rõ và cung cấp thêm các thông tin đối với 10 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trước khi có phương án xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đang theo dõi sát hoạt động, thành tích xuất khẩu của 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo còn lại để tăng cường thực thi quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực thực thi quy định pháp luật.

Số liệu của Cục Hải quan - Bộ Tài chính cho thấy, 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,31 triệu tấn, mang về 1,21 tỷ USD, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu trung bình khoảng 522 USD/tấn, giảm tới 20,18%.

Nguồn cung lúa gạo tại châu Á dồi dào hơn 2 năm trước. Đặc biệt, Ấn Độ xuất khẩu gạo trở lại sau một thời gian hạn chế là nguyên nhân khiến giá không còn giữ được mức cao. Chưa kể, Ấn Độ có lượng gạo dự trữ cao kỷ lục, khiến nguồn cung trên thị trường quốc tế gia tăng, tạo áp lực cạnh tranh cho các nước xuất khẩu khác.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 có thể chỉ đạt 7,5 triệu tấn, giảm so với mức kỷ lục hơn 9 triệu tấn năm 2024. Sản lượng gạo xuất khẩu có thể giảm, nhưng nếu tăng được lượng gạo ST24, ST25, gạo thơm chất lượng cao, trị giá xuất khẩu gạo vẫn tăng.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động