Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Hàng Việt khẳng định vị thế

Những ngày này, cả nước nô nức hướng về ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với tinh thần và niềm tin phơi phới. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại những điểm sáng trên bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước để thấy được những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân để nền kinh tế có được những điểm sáng chói lọi như ngày nay.

Có thể nói, nếu lịch sử hình thành và phát triển của ngành thương mại Việt Nam trong 50 năm qua (1975-2025) là một bức tranh tươi sáng thì mảng xuất khẩu trong những năm gần đây có nhiều gam màu sáng chói, biểu hiện sinh động về thành công của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ảnh: Cấn Dũng
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ảnh: Moit

Nhìn lại những năm mới thống nhất đất nước, ngoại thương là một trong những vấn đề được nhà nước đặc biệt quan tâm bằng việc thành lập các cơ quan chuyên trách, tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Tuy nhiên, giai đoạn đó, hoạt động xuất nhập khẩu còn vô vàn khó khăn, Việt Nam hầu như chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Sau năm 1975, Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức: Cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thiếu hụt nguyên vật liệu và công nghệ. Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu dựa vào viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, với kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ở mức rất thấp. Năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 789 triệu USD, trong khi nhập khẩu là 2,2 tỷ USD, dẫn đến tình trạng nhập siêu khá nghiêm trọng.

Chưa kể, dù là nước nông nghiệp nhưng trước năm 1986, Việt Nam phải nhập khẩu gạo do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này mở đường cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu.

Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm

Việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 72,2 tỷ USD vào năm 2010. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng chuyển dịch tích cực, với sự gia tăng của các sản phẩm công nghiệp chế biến như điện tử, máy móc và thiết bị. Con số xuất nhập khẩu ấn tượng của giai đoạn này mở ra cơ hội xuất nhập khẩu, khẳng định bức tranh sáng trên thị trường những năm tiếp theo.

Giai đoạn 2011-2020 tiếp tục khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế. Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn như EU, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 281,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 262,7 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có thặng dư thương mại cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm điện thoại, máy tính, dệt may và giày dép.

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu là điểm sáng của bức tranh kinh tế.  Ảnh: Cấn Dũng
Xuất nhập khẩu là điểm sáng của bức tranh kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng

Năm 2025 tiếp tục mở đầu bằng tín hiệu khả quan cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Báo cáo của Cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6%, còn nhập khẩu đạt 99,68 tỷ USD, tăng 17,0%. Cán cân thương mại hàng hóa vẫn duy trì xuất siêu 3,16 tỷ USD, khẳng định sự ổn định và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng xuất khẩu đến từ cả khu vực trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đặc biệt, khu vực kinh tế trong nước đạt 30,34 tỷ USD, tăng 15,3%, cho thấy các doanh nghiệp nội địa đang ngày càng “lớn vai”, không còn phụ thuộc quá nhiều vào khối FDI.

Năm 2025, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong nước từ trên 8% - 10% và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó, xác định xuất khẩu là một trong ba động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, nằm trong cỗ xe tam mã.

Góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.

Trong cuộc trao đổi với báo chí đầu năm Ất Tỵ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm huy động lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội về thị trường xuất khẩu thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng khai thác có hiệu quả các thị trường truyền thống còn nhiều tiềm năng. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, tham mưu đàm phán, ký kết hợp tác với các thị trường mới; chú trọng khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường trọng điểm, chiến lược.

Từ một nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ và nhập khẩu, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Hành trình hơn 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc cải thiện năng lực sản xuất, hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế trên thị trường thương mại toàn cầu.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 75.427 tấn thuốc lá nguyên liệu năm 2025, áp dụng cho doanh nghiệp có giấy phép hợp lệ.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.
Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Mobile VerionPhiên bản di động