Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Đến Hang Kia, Pà Cò vào dịp Tết, chúng ta có dịp trải nghiệm và cùng đồng bào thưởng thức ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông rất mộc mạc, nhưng vô cùng thú vị.
Sinh viên quốc tế hào hứng trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam Chương trình “Xây Tết 2024” đem hương vị Tết cổ truyền đến các công trường

Với đồng bào dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Tết cổ truyền vô cùng ý nghĩa bởi đó là ngày gia đình đoàn viên, là dịp nghỉ ngơi sau những ngày dài lao động hăng say, vất vả. Khác với Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền của người Mông diễn ra một tháng trước Tết của người Kinh.

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Tết cổ truyền của dân tộc Mông ngày gia đình đoàn viên
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Khắp thôn bản tại Hang Kia, Pà Cò rộn rã tiếng chày giã bánh dày
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Tết người Mông không thể thiếu món bánh dày

Đến Hang Kia, Pà Cò vào những ngày giáp Tết cổ truyền, chúng ta chứng kiến không khí chuẩn bị cho ngày Tết của dân tộc Mông khá sôi động và nhộn nhịp. Khắp thôn bản rộn rã tiếng chày giã bánh dày. Không khó bắt gặp hình ảnh trong nhà ngoài ngõ những chàng trai dân tộc Mông đang vung chày giã bánh dày dâng cúng tổ tiên. Để chuẩn bị cho ngày Tết, các thành viên trong gia đình, nhất là phụ nữ, miệt mài trên đôi tay khéo léo của mình, hoàn thiện nốt đường thêu, nút chỉ trên bộ váy, áo mới để người lớn và các em nhỏ có áo diện Tết.

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Đồng bào Mông treo cờ Tổ quốc tại không gian nhà đón Tết cổ truyền
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Bàn thờ chính của người Mông được đặt ở gian chính giữa

Ngày 30 Tết (năm nay là ngày 29 tháng 11 âm lịch), không khí chuẩn bị càng khẩn trương, các gia đình người Mông mổ lợn, gà để cúng trời và cúng tổ tiên cùng với những chiếc bánh dày, những chai rượu ngô được bày trang trọng trên mâm cỗ cúng tất niên, làm bài vị. Bàn thờ chính của người Mông được đặt ở gian chính giữa của nhà. Bên cạnh bàn thờ chính được bày biện các công cụ lao động như cuốc, thuổng, dao, rựa... mâm cỗ cúng của người Mông thường bày một chiếc bánh dày to.

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Mâm cỗ cúng của người Mông thường bày một chiếc bánh dày to

Buổi tối 30 Tết cổ truyền, gia đình người Mông tổ chức cúng, cầu cho con cái, gia đình mạnh khỏe, lúa đầy nương, gạo đầy nhà, trâu bò lợn gà đầy sân rồi cùng nhau uống rượu, ôn lại những chuyện cũ.

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Gia đình người Mông tại Hang Kia, Pà Cò tổ chức cúng trong đêm 30

Trong ba ngày Tết chính, gia đình người Mông nào cũng đốt củi, giữ bếp đỏ lửa liên tục, vừa giữ ấm, vừa xua đuổi tà ma và cầu mong bình an, may mắn. Đặc biệt, trong ba ngày Tết chính là mùng 1, mùng 2, mùng 3, người Mông chỉ ăn các món bánh và thịt, tuyệt đối không ăn rau. Vì theo quan niệm của người Mông, không ăn rau để tránh trong năm mới đi làm nương, làm rẫy cỏ mọc nhiều, mùa màng thất thu, chăn nuôi trâu bò không được thuận.

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Múa khèn của đồng bào Mông trong Tết cổ truyền
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Trò chơi đẩy gậy đầu xuân năm mới

Trong những ngày Tết cổ truyền, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng, các chàng trai, cô gái, các cháu nhỏ người Mông diện trang phục đặc sắc của dân tộc mình, cùng nhau tham gia nhiều trò chơi dân gian quen thuộc như chơi ném pao, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, múa khèn... Tiếng cười nói rộn ràng khắp thôn bản.

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò
Trẻ nhỏ cười nói, vui đùa rộn ràng khắp thôn bản

May mắn được mục sở thị ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò chúng ta cảm nhận được sự nồng hậu, chân chất của con người nơi đây để thêm hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Mông vẫn đang từng ngày được bảo tồn và phát huy.

Phạm Tiệp-Thanh Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết cổ truyền

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xem thêm