Tết là gắn kết và khởi đầu những điều tốt đẹp

Với sự cởi mở và yêu thương, Tết cổ truyền là nơi mọi áp lực tan biến, và chỉ còn lại niềm vui, sự gắn kết và khởi đầu cho những điều tốt đẹp.
Tết từ một nơi cách Việt Nam nửa vòng Trái đất Tết của những tham tán thương mại xa nhà Ngày Tết tản mạn chuyện cà phê

Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, mang theo những giá trị, triết lý nhân văn cao đẹp mà ông cha ta đã sáng tạo, vun đắp, gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ. Chào năm Ất Tỵ 2025, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội có cuộc chia sẻ với Báo Công Thương về Tết cổ truyền của dân tộc.

sự gắn kết gia đình. Ảnh: Khánh Ngọc/TTXVN
Tết là đoàn viên, gắn kết gia đình. Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN

- Đối với mỗi người dân Việt Nam, Tết cổ truyền luôn là khoảng thời gian thiêng liêng để sum vầy, đoàn viên bên gia đình. Xin ông chia sẻ rõ hơn ý nghĩa của Tết truyền thống của dân tộc?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tết cổ truyền mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, không chỉ là dịp lễ lớn nhất trong năm mà còn là biểu tượng của văn hóa, triết lý nhân văn và bản sắc dân tộc Việt Nam. Tết chính là lúc con người ta dừng lại sau một năm bận rộn, để chiêm nghiệm, để sum họp, và để khởi đầu những điều tốt đẹp hơn.

Tôi nghĩ rằng, Tết là thời điểm để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, với ông bà cha mẹ, và với những giá trị truyền thống mà ông cha ta đã truyền lại. Thông qua các nghi lễ như thờ cúng tổ tiên, dựng cây nêu, hay bày biện mâm cỗ ngày Tết, chúng ta không chỉ gìn giữ mà còn làm sống lại nét đẹp văn hóa đã tồn tại hàng nghìn năm.

Tết còn mang trong mình triết lý nhân văn sâu sắc. Đó là triết lý về sự gắn kết gia đình – nơi mọi người dù ở đâu cũng hướng về mái ấm, là triết lý về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên – qua các tục lệ như gói bánh chưng, bánh tét hay trang trí cây đào, cây mai, và là triết lý của sự sẻ chia – thông qua việc lì xì, chúc Tết, và hỗ trợ những người khó khăn. Tất cả đều nhấn mạnh giá trị "cho đi" và "kết nối".

Tôi tin rằng, Tết cổ truyền còn là biểu tượng của hy vọng và khởi đầu. Đó là thời điểm để chúng ta buông bỏ những điều chưa trọn vẹn của năm cũ và đón chào một năm mới với tinh thần lạc quan, cầu mong may mắn, thịnh vượng. Những phong tục như xông đất, chúc Tết hay mở hàng đầu năm đều phản ánh khát vọng về một tương lai tốt đẹp hơn của người Việt.

Như vậy, tôi nghĩ rằng ý nghĩa của Tết truyền thống không chỉ nằm ở phong tục mà còn ở cảm giác ấm áp, gần gũi mà ngày lễ này mang lại. Đó là lúc mỗi người được kết nối với cội nguồn, với gia đình, và với những giá trị bền vững mà ông cha ta đã gìn giữ và trao truyền. Chính những giá trị đó làm cho Tết cổ truyền trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội

- Dù vậy, trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, Tết Việt cũng đang có những thay đổi nhất định, đặc biệt lớp thế hệ trẻ đã xuất hiện tâm lý “sợ” Tết và “trốn” Tết. Quan điểm của ông về thực trạng này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại và quá trình hội nhập quốc tế, dù vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống nhất định, nhưng Tết hiện nay cũng đối mặt với không ít sự phôi phai.

Tôi nghĩ rằng một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất là xu hướng giản tiện hóa các phong tục. Trước đây, Tết là dịp để các gia đình chuẩn bị công phu, từ gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa đến bày biện mâm cỗ. Ngày nay, do áp lực thời gian và sự thay đổi lối sống, nhiều người đã chuyển sang các giải pháp tiện lợi như mua sẵn bánh chưng, mâm cỗ, hoặc thậm chí thuê dịch vụ chuẩn bị Tết. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng, nhưng cũng làm mất đi phần nào giá trị gắn kết và ý nghĩa của những công việc chuẩn bị truyền thống.

Ngoài ra, đó là sự thay đổi trong cách nhìn nhận về Tết. Đối với một bộ phận người dân, Tết đã trở thành một gánh nặng, điển hình là áp lực chi tiêu, chuẩn bị lễ nghi hay đối phó với những phong tục xã hội như chúc Tết, tặng quà, hoặc làm hài lòng các mối quan hệ. Đây cũng là lý do dẫn đến hiện tượng "trốn Tết", khi nhiều người chọn cách du lịch xa hoặc không tham gia các hoạt động Tết truyền thống.

Cùng với đó, giao thoa văn hoá đã ảnh hưởng lớn đến cách người Việt ăn Tết. Các giá trị tinh thần như sum họp gia đình, thờ cúng tổ tiên, và hướng về cội nguồn dần nhường chỗ cho các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi, hoặc thương mại hóa.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những thay đổi này cũng không hoàn toàn tiêu cực. Một số phong tục Tết đã được làm mới để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Ví dụ, nhiều gia đình trẻ vẫn duy trì truyền thống nhưng với cách tiếp cận sáng tạo và nhẹ nhàng hơn, như tổ chức Tết tối giản hay dùng các nền tảng công nghệ để kết nối với người thân ở xa.

Tết hiện nay đã biến đổi ít nhiều, nhưng nếu chúng ta biết cân bằng giữa truyền thống và hiện đại, giữ vững những giá trị cốt lõi của Tết như sự gắn kết, lòng biết ơn, và khát vọng hướng tới tương lai, thì ngày lễ này vẫn sẽ giữ được ý nghĩa sâu sắc, phù hợp với mọi thời đại.

- “Văn hoá còn là dân tộc còn” như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, từ những phôi phai của vị Tết, theo ông chúng ta cần phải làm gì để Tết cổ truyền luôn đậm đà và phù hợp với cuộc sống mới, giữ được văn hoá đặc trưng của dân tộc, thưa ông?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: “Văn hoá còn là dân tộc còn” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một lời nhắc nhở sâu sắc về tầm quan trọng của việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó Tết cổ truyền là một biểu tượng nổi bật. Để Tết luôn đậm đà bản sắc và phù hợp với cuộc sống hiện đại, chúng ta cần thực hiện một cách hài hòa nhiều giải pháp.

Trước hết, cần đẩy mạnh giáo dục và truyền thông về ý nghĩa thực sự của Tết cổ truyền. Thông qua các chương trình giáo dục, sách báo, phim ảnh và các hoạt động cộng đồng, chúng ta có thể giúp thế hệ trẻ hiểu sâu hơn về giá trị của Tết như lòng biết ơn tổ tiên, sự gắn kết gia đình, và khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp. Khi ý thức được cội nguồn văn hóa, mỗi cá nhân sẽ có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ những giá trị đó.

Việc đổi mới cách tổ chức Tết là một yếu tố quan trọng. Trong cuộc sống hiện đại, cần tạo điều kiện để mọi người đón Tết một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn, tránh những áp lực về hình thức hay vật chất. Ví dụ, chúng ta có thể tối giản các nghi lễ mà vẫn giữ được tinh thần, hoặc tận dụng công nghệ để kết nối, gửi lời chúc Tết đến những người thân ở xa.

Các lễ hội, hội chợ xuân, và các sự kiện cộng đồng nên được tổ chức với sự sáng tạo và gần gũi, tạo cơ hội để mọi người, đặc biệt là giới trẻ, tham gia vào các hoạt động truyền thống một cách tự nhiên và vui vẻ. Điều này không chỉ giúp bảo tồn các phong tục mà còn làm cho Tết trở nên sống động hơn trong đời sống hiện đại.

Bên cạnh đó, cần xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nơi các giá trị tinh thần được đề cao thay vì chạy theo hình thức hay thương mại hóa. Các cơ quan chức năng cần kiểm soát và loại bỏ những yếu tố tiêu cực như mê tín, dị đoan hay thương mại hóa quá mức để Tết trở lại với ý nghĩa chân thực nhất.

Như thế, việc giữ gìn Tết cổ truyền không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay tổ chức mà là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng. Mỗi người Việt Nam, từ trong ý thức, hành động nhỏ nhất, đều có thể góp phần làm cho Tết cổ truyền mãi đậm đà, giữ vững bản sắc dân tộc mà vẫn phù hợp với nhịp sống hiện đại. Đây chính là cách để chúng ta bảo vệ văn hóa, bảo vệ linh hồn của dân tộc trong dòng chảy không ngừng của thời gian.

- Nhân dịp đón xuân mới, ông có mong muốn và muốn gửi gắm điều gì tới thế hệ trẻ về Tết cổ truyền cua dân tộc?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tết cổ truyền không chỉ là một ngày lễ đơn thuần, mà còn là dịp đặc biệt để mỗi người Việt Nam kết nối với cội nguồn, gia đình, và những giá trị văn hóa sâu sắc. Đối với thế hệ trẻ, tôi muốn gửi gắm rằng Tết chính là một phần bản sắc, một mảnh ghép quý giá trong hành trình gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc.

Tôi nghĩ rằng để Tết không còn là nỗi lo hay áp lực, điều quan trọng nhất là thay đổi cách nhìn nhận và tổ chức ngày Tết. Thay vì chạy theo những hình thức phô trương hay những chuẩn mực xã hội khắt khe, chúng ta nên hướng tới một cái Tết giản dị, ấm áp, tập trung vào những giá trị tinh thần như sự đoàn viên, sẻ chia và lòng biết ơn. Tết không nhất thiết phải cầu kỳ hay tiêu tốn nhiều tiền bạc, mà chỉ cần chân thành và gần gũi là đủ để giữ trọn ý nghĩa.

Tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ ngày nay có tâm lý “trốn” Tết vì cảm thấy áp lực từ các phong tục hoặc trách nhiệm xã hội. Để giải quyết vấn đề này, gia đình và cộng đồng cần tạo ra một không khí Tết nhẹ nhàng, linh hoạt hơn, nơi mọi người có thể tận hưởng niềm vui mà không bị gò bó bởi những quy tắc cứng nhắc. Các phong tục truyền thống cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với lối sống hiện đại, để thế hệ trẻ cảm thấy gần gũi, dễ dàng tiếp cận và trân trọng.

Tin rằng việc mỗi người tự tạo cho mình một tâm thế thoải mái, tích cực trong dịp Tết cũng là cách để giải tỏa những áp lực không cần thiết. Hãy coi Tết là một cơ hội để làm mới bản thân, để nhìn lại một năm đã qua, và để đặt ra những kỳ vọng tích cực cho tương lai. Thay vì lo lắng về những gì chưa hoàn hảo, hãy trân trọng những khoảnh khắc bên gia đình, những bữa cơm sum họp, và những lời chúc tốt đẹp.

Xin cảm ơn ông!

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tết là dịp để chúng ta sống chậm lại, để lắng nghe trái tim mình và hướng tới những điều ý nghĩa nhất trong cuộc sống. Nếu mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhìn nhận Tết với sự cởi mở và yêu thương, thì Tết sẽ luôn là khoảng thời gian đẹp đẽ, nơi mọi áp lực tan biến, và chỉ còn lại niềm vui, hy vọng và sự gắn kết.

Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.

Tin cùng chuyên mục

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từng gây tiếng vang với sách phân tích chiến thuật B52 ở tuổi 29, chị tiếp tục ghi dấu ấn với ngòi bút sắc sảo trong lĩnh vực báo chí ngành Công Thương.
Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Công đoàn Công Thương Việt Nam phát huy vai trò tiên phong của công nhân, thúc đẩy thi đua sáng tạo, chăm lo quyền lợi người lao động trong kỷ nguyên mới.

'Biển người' đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong đêm hội 'Sắc màu Thành phố Bác'

Tối 30/4, hàng vạn người dân từ các nơi tiếp tục đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong niềm hân hoan và tự hào của ngày đại lễ dân tộc.
Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

“Cha ông ta ngã xuống…”, “Không phải tất cả chúng con được về…” – âm nhạc hai thời đại cùng gọi tên lòng biết ơn dân tộc.
Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Nửa thế kỷ sau ngày 30/4/1975, hai nhân chứng có mặt tại Dinh Độc Lập vẫn không khỏi bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử mà họ có mặt trong buổi trưa hôm ấy.
TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

Cả triệu người dân TP. Hồ Chí Minh thức trắng đêm 29/4, trải dài từ Bến Bạch Đằng đến đại lộ Lê Duẩn, để giữ chỗ, chờ đón lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Ban đầu chỉ là quà tặng của báo Việt Nam News, ấn phẩm poster cắt xếp mô phỏng chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đang được săn lùng.
Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Chiều ngày 29/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức tiếp nhận những bức ảnh quý giá từ các phóng viên chiến trường có mặt tại TP Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Hòa cùng không khí cả nước, Báo Công Thương tưng bừng trang hoàng, thay avatar mừng đại lễ 30/4, lan tỏa tinh thần yêu nước, tri ân lịch sử và khơi dậy tự hào.
Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, những người Công Thương vẫn bền bỉ viết tiếp câu chuyện hoà bình bằng trí tuệ, nghị lực và khát vọng kinh tế thời bình.
Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Ngày 29/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch về việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024-2025.
Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1157/QĐ-BCT ngày 23/4 về việc phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Trị An.
Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng Công nhân 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo Tổng LĐLĐVN tham quan, chúc mừng thành tích của Supe Lâm Thao.
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Ngày 28/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Tối 27/4, Hà Nội tưng bừng trong sắc màu pháo hoa, hòa chung không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.
Mobile VerionPhiên bản di động