Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Ngày 11/5, Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED), phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển quế bền vững”.
Về nơi cây quế hoá "vàng" Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu quế, hồi nhanh và bền vững

Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ phát triển ngành quế của dự án Thương mại sinh học (dự án BioTrade) do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ.

Toàn cảnh Hội thảo

Mục đích của hội thảo là rà soát các chính sách hiện hành, thu thập các khuyến nghị để cải thiện ngành quế, đồng thời cập nhật nhu cầu và xu hướng thị trường đối với các chứng chỉ bền vững quốc tế và tổ chức thảo luận về các định hướng phát triển quế bền vững trong dài hạn.

Tại buổi hội thảo, dự án BioTrade đã trình bày các phát hiện thông qua hoạt động rà soát chính sách. Các phát hiện cho thấy sự thiếu sót của các quy định về cách phát triển, khai thác và kinh doanh quế hữu cơ, về quản lý cây giống và vườn ươm, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của việc có một chiến lược tổng thể về phát triển cây lâm nghiệp, tránh phát triển quá mức tập trung vào bất kỳ loại cây nào.

Báo cáo đã chỉ ra rằng các bên liên quan khác nhau, bao gồm chính phủ, các nhà khoa học, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty tư nhân nên làm việc cùng nhau để đưa ra các chính sách tốt nhất nhằm giải quyết các thách thức của ngành quế.

Tại Hội thảo, các cơ quan chức năng, chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng nhau bàn thảo về giải pháp phát triển ngành quế. Trong đó, các nhà xuất khẩu quế đã chia sẻ những thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu quế trong đại dịch Covid-19.

Đồng thời, đề xuất sự hỗ trợ cần thiết từ các cơ quan quản lý liên quan đến việc ban hành các chính sách phù hợp cho sản xuất trong tình hình hậu Covid-19, hướng dẫn rõ ràng về cách đạt được Giấy chứng nhận xuất xứ và kiểm soát tốt hơn mức giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) tích lũy trong các sản phẩm quế.

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade
Người dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đang thu hoạch quế

Ông Nguyễn Thái Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Yên Bái chia sẻ, lợi ích kinh tế mà cây quế đem lại là không nhỏ. Tuy nhiên, có một thực tế đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cây quế là công tác quẩn lý chất lượng cây giống, tình trạng sâu bệnh xảy ra với cây quế và tình trạng khai thác không hợp lý, tận thu quá mức…. “Nhiều hộ trồng quế đã khai thác ồ ạt, thậm chí khai thác trắng cả những diện tích quế còn non; chặt cây tỉa cành không khoa học, tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và chất lượng của sản phẩm từ quế”, ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ.

Đại diện của dự án GREAT cũng đã trình bày những thông tin giá trị về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm quế, đồng thời đề xuất các biện pháp xúc tiến thương mại và thương mại điện tử từ chính phủ.

Bà Sibylle Bachmann, Phó Giám đốc Văn phòng hợp tác Thuỵ Sĩ tại Việt Nam, khẳng định rằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững đóng vai trò rất quan trọng để các mặt hàng của Việt Nam như quế có thể thâm nhập thị trường toàn cầu.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học mà còn tạo ra sinh kế bền vững hơn và tạo thêm việc làm cho cộng đồng người địa phương. Điều này hoàn toàn phù hợp với Chương trình hợp tác và phát triển kinh tế Thụy Sĩ, với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững toàn diện.

Kể từ năm 2021, BioTrade đã hợp tác với các tổ chức IDH, GREAT và SNV trong việc phát triển chương trình đào tạo quốc gia về ngành quế bền vững, tiến hành nghiên cứu dư lượng kim loại nặng trong cây quế, hỗ trợ các công ty phát triển diện tích trồng quế mới và nhân rộng các sáng kiến giảm phát thải carbon trong chuỗi cung ứng.

Nhờ sự hỗ trợ của SECO, dự án BioTrade sẽ tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế bền vững, đặc biệt là bộ tiêu thương mại chuẩn đa dạng sinh học có đạo đức (UEBT) trong lĩnh vực nguyên liệu tự nhiên phù hợp với các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ mở rộng thị trường cho các nhà xuất khẩu địa phương thông qua xúc tiến thương mại và cải tiến quy trình kinh doanh.

Dự án thương mại sinh học vùng - Giai đoạn II (từ năm 2020 - 2024) được tài trợ bởi Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ - SECO và được thực hiện bởi HELVETAS Việt Nam và Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn - CRED.

Dự án nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành hàng nguyên liệu tự nhiên; tăng cường năng lực quản lý và quy trình kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua dịch vụ tư vấn chuỗi giá trị bền vững nhằm xây dựng các chuỗi cung ứng hiệu quả và hướng tới đối tượng thu nhập thấp.

Dự án đặt mục tiêu ít nhất 7.600 nông dân tại Việt Nam có thu nhập từ sinh kế mới hoặc tăng thêm từ sản xuất, thu gom, và bán các sản phẩm BioTrade; 300 lao động có việc làm mới hoặc điều kiện việc làm được cải thiện tại các công ty BioTrade. Tăng doanh thu bán hàng các sản phẩm BioTrade xuất khẩu từ Việt Nam lên 6 triệu USD. Ít nhất 19 doanh nghiệp xuất khẩu bán sản phẩm BioTrade cho các khách hàng mới thông qua các dịch vụ trung gian xúc tiến thương mại;…

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Xem thêm