Thứ sáu 25/04/2025 20:07

Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam - Algeria

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với việc các nước vẫn đóng cửa biên giới đã ảnh hưởng nhiều đến quan hệ kinh tế song phương, ngày 4/11/2020 tại thủ đô Algiers, Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp tổ chức hội thảo giao thương trực tuyến về khai thác tiềm năng thương mại và đầu tư giữa hai nước Algeria và Việt Nam.

Tham dự hội thảo có khoảng 40 cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam và 31 doanh nghiệp Algeria hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nông sản thực phẩm, hải sản, dệt may, da giày, hàng điện tử, dược phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc thú y, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, linh kiện phụ tùng ô tô xe máy, vật liệu xây dựng,…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Nguyễn Thành Vinh cho biết, đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria tổ chức hội thảo giao thương bằng hình thức trực tuyến, cách thức hiệu quả kết nối doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi về khả năng hợp tác thương mại, đầu tư và thiết lập quan hệ trực tiếp. Đại sứ cũng khẳng định, Đại sứ quán luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong việc tìm hiểu thông tin thị trường, giới thiệu đối tác tin cậy và triển khai các dự án hợp tác trong tương lai.

Tại hội thảo, Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria đã giới thiệu tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư và lao động giữa hai nước, trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp hai bên liên quan đến quy định xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán, thuế quan, cách tìm kiếm và xác minh đối tác, những biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao dịch, các kênh phân phối, những ưu đãi đầu tư vào Algeria,…

Bên cạnh việc quan tâm đến xuất nhập khẩu hàng hóa, nhiều doanh nghiệp Algeria còn mong muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các dự án đầu tư tại Algeria trong các lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, dệt may, giày dép, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản…

Sau phiên toàn thể, các doanh nghiệp bước vào trao đổi trực tiếp để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư. Các đại biểu tham dự đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo của cơ quan Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria, đồng thời mong muốn có nhiều sự kiện tương tự, nhất là tại các địa bàn xa xôi như châu Phi.

Nhân dịp này, Tham tán thương mại Việt Nam cũng thông báo, ngày 10/11/2020, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và một số Thương vụ sẽ tổ chức Hội thảo giao thương trực tuyến giữa Việt Nam và các nước châu Phi nói tiếng Pháp. Những hội thảo như vậy sẽ góp phần tạo cơ sở kết nối giao thương, tìm kiếm các đối tác uy tín và là bước chuẩn bị tốt cho thời kỳ hậu Covid.

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ Angerie
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu