Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile
Trạm tin thị trường ngày 9/11: Nhiều dấu hiệu bất thường về nguồn gốc, chất lượng xe điện Hokido
Infographic | 10 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư FDI đạt hơn 27 tỷ USD
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thanh Hóa
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Sớm đưa Ia Nueng của Gia Lai thành điểm sáng du lịch cộng đồng
Tiêu điểm
Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm
Chiến sự Nga-Ukraine tối 10/11: Chỉ huy Ukraine thừa nhận Nga ‘quá nguy hiểm’
Đội tuyển futsal Việt Nam thua kịch tính Indonesia trong trận chung kết Giải futsal Đông Nam Á 2024
Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia
Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế hơn 4,7 tỷ đồng đối với Công ty vật liệu xây dựng Licogi 166
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1
Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng
Chuyên gia bi quan về tình hình thị trường vàng trong tuần tới
Công ty Hoàng Long Tuyên Quang nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn xây mới
Thủ tướng: Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ 4 vi phạm của các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký
Việt Nam tăng cường quan hệ truyền thống với bạn bè Mỹ Latinh
Chủ tịch nước Lương Cường thăm cộng đồng người Việt Nam tại Chile
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'
Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 10/11/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện; Việt Nam - EU hợp tác chuyển đổi sản xuất, năng lượng xanh; Xây dựng chiến lược, nắm bắt thông tin để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường UKVFTA.
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện
Cuộc họp giao ban nhằm đánh giá tình hình, tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn vướng mắc và thúc đẩy các dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực năng lượng |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng vừa chủ trì cuộc họp với Lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số đơn vị liên quan về tình hình triển khai các dự án lưới điện phục vụ nhập khẩu điện từ Lào; dự án lưới điện đồng bộ giải tỏa công suất các nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 và dự án Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Cuộc họp giao ban nhằm đánh giá tình hình, tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn vướng mắc và thúc đẩy các dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực năng lượng.
Chiều ngày 6/11/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số đơn vị liên quan về tình hình triển khai các dự án lưới điện phục vụ nhập khẩu điện từ Lào; dự án lưới điện đồng bộ giải tỏa công suất các Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 và dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã báo cáo nhanh kết quả nhiệm vụ được giao từ cuộc giao ban kỳ trước; nêu các khó khăn phát sinh; đồng thời nêu các giải pháp kiến nghị các bộ ngành hỗ trợ giải quyết.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và EVN trong việc khẩn trương triển khai các dự án, các nội dung đã thống nhất kết luận tại cuộc họp ngày 17/10/2024 và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ rõ, nhiều công việc vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án điện quan trọng trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường dây 220 kV TBA 500 kV Long Thành - Công nghệ cao trước ngày 15/11/2024 để triển khai các thủ tục tiếp theo. Yêu cầu UBND các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Đồng Nai, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tập trung triển khai các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc tại các dự án lưới điện trên địa bàn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu EVN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các địa phương khẩn trương xử lý các vấn đề vướng mắc trong công tác thi công các dự án lưới điện.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng những nhiệm vụ trọng tâm được giao, những vướng mắc tại các dự án lưới điện ở các địa phương sẽ sớm được tháo gỡ và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Việt Nam - EU hợp tác chuyển đổi sản xuất, năng lượng xanh
hứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại sự kiện |
Trong chiến lược hợp tác song phương, Việt Nam - EU ưu tiên cho việc chuyển đổi sản xuất, năng lượng xanh nhằm thích ứng với các tiêu chuẩn, yêu cầu phát triển bền vững. Đây là nội dung được các chuyên gia nhấn mạnh tại Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU chủ đề: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU là sự kiện thường niên được Bộ Công Thương chủ trì tổ chức từ năm 2018 đến nay và đã trở thành “điểm hẹn” của các đối tác, doanh nghiệp, tổ chức liên quan, cùng nhau thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - EU đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Với sự góp mặt của Phái đoàn Liên minh châu Âu, đại diện Đại sứ quán các nước thành viên EU tại Việt Nam, các địa phương, chuyên gia trong nước và quốc tế và đặc biệt là sự tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp, diễn đàn đã mở ra một kênh tương tác trao đổi toàn diện, đa chiều, bắt kịp xu hướng và biến động thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, nhanh chóng thích ứng để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại sự kiện: “Hai bên Việt Nam – EU đang đứng trước rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trên nền tảng vững chắc của mối quan hệ đối tác toàn diện và ưu thế lớn có được từ hiệp định EVFTA. Để đón đầu và hiện thực hóa các cơ hội lớn cũng như đặt ra những thách thức, đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực lớn của các cơ quan chính phủ và của cộng đồng doanh nghiệp”.
Chương trình năm nay đi sâu khai thác khía cạnh bền vững trong mối quan hệ song phương và nỗ lực ứng phó trước các thách thức từ hàng rào phi thuế quan, phòng vệ thương mại; tập trung phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp thích ứng với những quy định chính sách mới; đồng thời gợi mở những hướng đi hợp tác thương mại, đầu tư trong những lĩnh vực hai Bên cùng quan tâm, cũng như phù hợp với xu thế hiện nay như kinh tế xanh và số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng…
Xây dựng chiến lược, nắm bắt thông tin để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường UKVFTA
Thị phần hàng hóa của Việt Nam vẫn rất ít, chỉ khoảng gần 1% tổng lượng nhập khẩu vào Anh |
Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã trở thành cầu nối giúp gia tăng kim ngạch thương mại song phương.
Tuy nhiên, thị phần hàng hóa của Việt Nam vẫn rất ít, chỉ khoảng gần 1% tổng lượng nhập khẩu vào Anh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu riêng và chưa có chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả.
Điều này chứng tỏ, dư địa để xuất khẩu sang thị trường Anh hiện vẫn còn rất lớn, tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần tích cực xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia để tăng mức độ uy tín cho hàng hóa, sản phẩm tại thị trường Anh.
Đi vào thực thi từ đầu năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp cả ở Việt Nam và Vương quốc Anh, tuy nhiên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã nhanh chóng cho thấy hiệu quả tích cực đối với thương mại song phương. Nếu tính trong cả 3 năm thực thi, tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng trung bình khoảng 8,9%/năm, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng trung bình khoảng 9,4%/năm.
Đáng chú ý, hiện nay, Hiệp định UKVFTA đã trở thành cầu nối đưa hàng hoá thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Anh, giúp gia tăng kim ngạch thương mại song phương. Đặc biệt, theo ghi nhận, sự hiện diện các thương hiệu hàng hoá Việt Nam khác nhau theo nhóm mặt hàng, đạt từ 12 - 19%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may, da giày, các loại cơ khí, thủy sản, trong đó hưởng lợi nhiều là dệt may, da giày, nông - thuỷ sản.
Với lộ trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định UKVFTA, hàng hóa Việt Nam đang dần có ưu thế nổi trội so với sản phẩm cùng lại từ các quốc gia khác chưa có FTA với Anh.
Mặc dù hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Anh đang tăng trưởng khả quan, tuy nhiên, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Anh vẫn chiếm rất ít, chỉ khoảng gần 1% trong tổng lượng nhập khẩu vào Anh. Chỉ ra nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng, đó là do chúng ta chưa có doanh nghiệp sản xuất uy tín để tham gia vào thị trường khó tính, trong khi chi phí logistics lớn, tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, quy hoạch. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hoá còn chưa cao, hàng hoá chủ yếu xuất khẩu thô, hoặc doanh nghiệp chủ yếu làm gia công. Ngoài ra, nguyên liệu sản xuất ngành hàng không ổn định, công nghệ chế biến sâu chỉ đạt 13-18%.
Trong bối cảnh tham gia các FTA đang là xu hướng chung trên thế giới và nhiều quốc gia lựa chọn để mở rộng hợp tác kinh tế, các doanh nghiệp trong nước lại phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm, thương hiệu của nhiều quốc gia khác trên “sân chơi” toàn cầu. Vì vậy, cần thiết phải có những chiến lược xúc tiến thương mại, liên kết, tiếp cận thị trường hiệu quả… từ đó nâng cao giá trị thương hiệu Việt, gia tăng thị phần hàng Việt Nam, tận dụng tối đa lợi thế của UKVFTA.
Trong tương lai, Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ cùng là thành viên của CPTPP, mở ra không gian phát triển mới, đặc biệt là trong một số lĩnh vực, thương mại song phương Việt - Anh có nhiều cơ hội để sớm chinh phục mốc 10 tỷ USD. Những cam kết của Anh khi gia nhập CPTPP cũng dự báo sẽ mang lại thêm nhiều lợi thế cho hàng hóa Việt Nam gia tăng hiện diện và nâng cao vị thế tại thị trường Anh.
Để xây dựng, phát triển thương hiệu và gia tăng thị phần tại thị trường Anh, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động thích ứng, thay đổi không ngừng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ thị trường; quan tâm đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, là chìa khoá quan trọng để xây dựng chỗ đứng cho hàng Việt tại Anh. Thường xuyên đổi mới sáng tạo, phát triên sản phẩm theo yêu cầu thị trường và nổi trội so với các sản phẩm cùng loại tại Anh.
Ngoài ra, việc gia tăng tìm kiếm các liên kết xây dựng thương hiệu qua kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất, nhà phân phối trong và ngoài nước thu hút đầu tư để sản xuất, xuất khẩu hàng hoá chất lượng, phân phối tại Anh cũng là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm.
Quan trọng nhất đó là nhận thức của doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu ở nước ngoài. Phải quyết tâm xây dựng thương hiệu thành công từ đó dành nguồn lực phù hợp. Đặc biệt, cần coi chi phí cho hoạt động này là một khoản đầu tư trung và dài hạn giúp nâng cao giá trị cạnh tranh, định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics – Hành trình khát vọng'
Ngày 9/10, Lễ ra mắt cuốn sách Logistics – Hành trình khát vọng đã được tổ chức tại trung tâm Phố sách Hà Nội. Tác giả cuốn sách là ông Trần Thanh Hải, một chuyên gia về thương mại quốc tế và logistics. Ông công tác tại Bộ Công Thương từ năm 1996. Theo đó, cuốn sách cung cấp kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về logistics, bao gồm chiến lược kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng, và các xu hướng mới như logistics số hóa. Độc giả sẽ có cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển và thay đổi của ngành trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics – Hành trình khát vọng'. Ảnh: Thái Mạnh. |
Dựa trên bề dày gần 30 năm kinh nghiệm công tác trong ngành thương mại, tác giả cuốn sách không chỉ đưa ra các vấn đề lý thuyết mà còn chỉ ra các giải pháp thực tiễn. Những bài học về cách ứng phó với khủng hoảng như đại dịch Covid-19 sẽ giúp doanh nghiệp và cá nhân tối ưu hóa quy trình và quản lý rủi ro.
Cuốn sách này khai thác sâu về lĩnh vực logistics - một khái niệm quan trọng nhưng không dễ hiểu đối với nhiều người. Mặc dù logistics đã tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng những bài viết trong sách sẽ giúp độc giả nhìn nhận một cách rõ ràng và sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của nó.
Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 8/11, nhằm cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn, định hướng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách ‘Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có một mô hình nhà nước pháp quyền cụ thể. Ở Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Theo đó, cuốn sách thể hiện rõ tư duy nhất quán và tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh: Thái Mạnh. |
Tại Đại hội XIII của Đảng cũng đã đưa ra những định hướng lớn trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động”; “Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường”.
Cuốn sách ‘Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ không chỉ góp phần xây dựng, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nhận diện rõ nội hàm, đặc trưng và định hướng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, mà còn phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đồng thời phát huy tối đa các nguồn lực của đất nước phục vụ yêu cầu xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh, hạnh phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp xuống cấp, biến thành bãi đỗ xe trước khi được cải tạo
Những mảng tường bong tróc, cỏ dại mọc khắp nơi hay những bãi rác thải dân sinh tự phát xuất hiện la liệt, đây đang là hiện trạng của khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai). Đặc biệt, do đã bỏ hoang nhiều năm nên một số hạng mục của khối nhà xuống cấp, cũ kỹ. Không những vậy, khu đất nằm phía trước các tòa A2, A3, A4 biến thành bãi đỗ ô tô, người dân trồng rau... gây mất mỹ quan đô thị.
Tuy nhiên, khi nắm được thông tin công trình bỏ hoang lâu năm này sẽ được cải tạo và chuyển đổi sang mô hình NOXH trong thời gian tới, bà Sở, cư dân của khu đô thị Pháp Vân tiếp giáp công trình đã vô cùng hứng khởi khi đề án này thực hiện trong tương lai sẽ góp phần cải tạo cảnh quan đô thị cũng như cải thiện chất lượng đời sống người dân tại khu vực này.
Khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp xuống cấp, biến thành bãi đỗ xe trước khi được cải tạo. Ảnh: Thái Mạnh. |
Theo kế hoạch, TP. Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án công trình dân dụng khẩn trương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức thẩm định về chuyển đổi các tòa A2, A3, A4 khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) sang nhà ở xã hội (NƠXH) cho thuê. Sau đó, chủ trương này trình HĐND thành phố xem xét, thông qua tại phiên họp đầu năm 2025. Trên cơ sở này, Hà Nội dự kiến hoàn thành cải tạo, nâng cấp tòa A2, A3 trong năm 2026. Còn tòa A4 hoàn thành đầu tư xây dựng trong năm 2027.
Được biết, dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp từng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách với chi phí đầu tư 1.900 tỷ đồng, mục đích hỗ trợ chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên. Dự án hiện được UBND TP. Hà Nội giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng làm chủ đầu tư để tiếp tục triển khai. Trước sự lãng phí lớn, trong kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 mới phê duyệt, UBND TP. Hà Nội sẽ dành hơn 220 tỷ đồng để hoàn thành, điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3, A4 của ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê.
Vĩnh Phúc: Đoàn xe container cắt nóc, xe đầu kéo dấu hiệu quá tải 'lộng hành'
Nhiều ngày ghi nhận trên tuyến đê sông Hồng, nhóm phóng viên phát hiện hàng loạt xe container cắt nóc, xe đầu kéo được độ chế thành thùng xe để chở hàng nặng. Những chiếc xe này dài hơn, thùng xe có thể tích lớn hơn rất nhiều so với dòng xe howo 4 chân thông thường – dòng xe vốn được mệnh danh là “hung thần đường phố”.
Đoàn xe container cắt nóc hoạt động rầm rộ ở Vĩnh Phúc |
Ngoài chở cát, than và lưu huỳnh, xe container cắt nóc còn được tận dụng để chở đất cho các nhà máy gạch ven sông Hồng.
Theo dõi những chiếc xe này, nhóm phóng viên phát hiện tuyến đường chính của đoàn xe container cắt nóc xuất phát từ đê tả sông Hồng, qua đê sông Phó Đáy vào đường tỉnh 305C và đi vào cao tốc Nội Bài – Lào Cai (CT05) tại nút giao IC6 Văn Quán. Tổng quãng đường này dài khoảng 20km.
Cũng theo tài xế container này, mỗi chiếc xe đầu kéo sơmi rơ moóc dù có thể tích thùng xe khoảng 70m3 nhưng trọng tải cho phép theo đăng kiểm chỉ từ 30 – 40 tấn. Trong khi đó, mỗi m3 lưu huỳnh nặng hơn 2 tấn. Khi thùng xe chất đầy hàng như thế này, trọng lượng mỗi xe có thể lên tới hơn 100 tấn.
Tại bến thủy nội địa Vĩnh Lạc (xã Cao Đại), chỉ tính riêng danh sách các xe đầu kéo sơmi rơ moóc chở lưu huỳnh đã có 16 chiếc, được cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận đủ điều kiện chở lưu huỳnh. Tuy nhiên, theo hình ảnh ghi nhận, nhiều phương tiện chở cát, than tại bến thủy nội địa Vĩnh Lạc cũng là các xe container cắt nóc, xe đầu kéo sơmi rơ moóc, luôn chất đầy hàng trong thùng xe khi ra vào bến.
Xe container cắt nóc đi qua trạm thu phí để vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai |
Theo người dân, xe container cắt nóc lộng hành cả ngày lẫn đêm đã khiến cho hệ thống đê tả sông Hồng, đê sông Phó Đáy có nhiều điểm xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều ổ gà, ổ voi xuất hiện trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Trên tuyến đê sông Phó Đáy, dù có lượng phương tiện qua lại khá đông nhưng mặt cắt ngang đường chỉ đủ cho 2 xe container tránh nhau. Cát, than vơi vãi ra đường tạo thành từng vệt dài ven đê, gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường.
Dù các dấu hiệu vi phạm quá tải của xe container cắt nóc, xe đầu kéo sơmi rơ moóc đã khá rõ ràng, nhưng các đơn vị chức năng tỉnh Vĩnh Phúc lại không phát hiện được vi phạm. Biên bản làm việc tại bến thủy nội địa Vĩnh lạc của các đoàn kiểm tra liên ngành như Thanh tra giao thông tỉnh Vĩnh Phúc, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II tại Phú Thọ cho thấy, các phương tiện này đều “chấp hành tốt” tại thời điểm kiểm tra.
Điều kỳ lạ là khi phóng viên liên hệ với đại diện Công ty Xây dựng Vĩnh Lạc (chủ bến thủy nội địa Vĩnh Lạc), toàn bộ xe container cắt nóc, xe đầu kéo sơmi rơ moóc đã “bốc hơi” khỏi bến. Dù trước đó ít phút, hàng chục chiếc xe này vẫn đang nằm trong bến để chờ bốc xếp hàng hóa.