Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Gắn bản sắc văn hoá với phát triển du lịch

Từ nhiều năm nay, các địa danh như: Nhị Thanh, Tam Thanh, Đền Kỳ Cùng, chợ Kỳ Lừa,… luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch cả nước, đặc biệt đối với người dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Các hoạt động tham quan du lịch gắn với các di tích lịch sử cách mạng ở Lạng Sơn tập trung chủ yếu ở Khu di tích lịch sử Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Khu di tích lịch sử khởi nghĩa Bắc Sơn, Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Khu di tích chiến thắng Đường 4…

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm gần đây với lợi thế sẵn có, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng đến việc phát triển loại hình du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử bởi đây là loại hình du lịch ngày càng thu hút du khách tìm hiểu về văn hóa bản địa.

Đặc biệt, thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ năm 2022 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với ngành chức năng, chính quyền các huyện, thành phố tích cực triển khai thực hiện một số tiểu dự án thành phần.

Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã thành lập 12 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng theo mô hình sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc: Truyền dạy các kiến thức, thực hành trình diễn một số loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian và được đầu tư trang phục, dụng cụ phục vụ sinh hoạt và biểu diễn... góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đã thành lập 12 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng theo mô hình sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc

Cùng với đó, 11 huyện, thành phố đã xây dựng chính sách và hỗ trợ cho 19 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số; hỗ trợ hoạt động cho 140 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ Ngày hội thi đấu thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số tại huyện Đình Lập và Bắc Sơn năm 2023; hỗ trợ đầu tư 18 bộ trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nổi bật như trên địa bàn huyện Cao Lộc trong khoảng 2 năm qua đã nâng lên tổng số hơn 50 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ với khoảng 15 đến 30 hội viên tham gia mỗi câu lạc bộ.

Bà Hà Thị Trinh, Phó Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Cao Lộc cho biết: Để tạo điều kiện cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ hoạt động, huyện chú trọng xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao, mua sắm trang thiết bị... Hoạt động của các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ truyền thống tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lộc đã và đang lan toả sâu rộng, thu hút sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Các hoạt động của dự án đã góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, từng bước tạo đà cho du lịch phát triển” - bà Trinh khẳnh định.

Tạo đà cho phát triển du lịch

Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 139 di tích được xếp hạng các cấp; hơn 300 lễ hội truyền thống đặc sắc; hơn 100 câu lạc bộ dân ca và sinh hoạt văn hóa truyền thống, cùng hàng trăm tổ, đội văn nghệ cơ sở; 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...

Việc thực hiện Dự án 6 trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch, còn tạo nên những sản phẩm du lịch mới vô cùng hấp dẫn như: Du lịch trải nghiệm nông nghiệp văn hoá tại Bắc Quỳnh (Bắc Sơn); du lịch sinh thái nông nghiệp tại xã Yên Thịnh (Hữu Lũng); du lịch lịch sử văn hoá, sinh thái trải nghiệm.

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là 1 trong những lễ hội lớn với đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn

Việc ra đời các sản phẩm du lịch mới đã và đang góp phần nâng cao nhận thức làm du lịch của người dân. Điển hình như, huyện Chi Lăng đã tập trung xây dựng và khai thác 2 tuyến du lịch chính: du lịch lịch sử văn hóa, tâm linh và du lịch lịch sử văn hóa, sinh thái trải nghiệm. Năm 2023, huyện Chi Lăng đã đón gần 360.000 lượt khách du lịch, tăng hơn 10% so với năm 2022.

Lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng cho biết, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền Dự án 6 bằng nhiều hình thức, huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh việc khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Một số mô hình phát triển du lịch văn hoá đã hình thành và được các đơn vị tổ chức hiệu quả, tiêu biểu; hàng loạt sự kiện văn hoá du lịch, lễ hội lớn đã được tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh và thu hút rất đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn.

Từng tham gia Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn 2023, bà Nông Khánh Linh, người dân thành phố Lạng Sơn hào hứng cho biết: Bà thấy các lễ hội hàng năm rất ý nghĩa, góp phần khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc qua các bộ trang phục truyền thống, hay qua những ẩm thực nổi tiếng của xứ Lạng để đông đảo du khách biết tới.

“Lễ hội là tổng hòa của nhiều cảm xúc trong mỗi người dân xứ Lạng, bởi chúng tôi cảm thấy tự hào khi bản sắc dân tộc được gìn giữ, qua đó mỗi cá nhân thêm trân trọng, bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa” - bà Khánh Linh bộc bạch.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, thông qua du lịch, các nét đẹp văn hóa truyền thống của Lạng Sơn được giới thiệu với người dân trong nước và khách quốc tế, hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn và phát huy; đồng thời nguồn thu từ hoạt động du lịch cũng góp phần bổ sung kinh phí cho công tác tác này tại các điểm đón khách du lịch.

Tỉnh Lạng Sơn đang quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, thường xuyên tu bổ, tôn tạo, chỉnh trang cũng như nâng cấp hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan di tích lịch sử, văn hóa,… để mỗi di tích luôn là một điểm đến “Xanh, sạch, đẹp, trong lành, an toàn” đúng với thông điệp phát triển du lịch hiện nay của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các du khách trong và ngoài nước” - đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thông tin.

Năm 2023, Lạng Sơn đã đón hơn 3,9 triệu lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2022; thu nhập từ lĩnh vực du lịch ước đạt trên 3,1 nghìn tỷ đồng; tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2022. Đóng góp vào thành công đó, Dự án 6 được triển khai trên địa bàn đã và đang trở thành động lực phát triển du lịch; góp phần mang lại thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội xứ Lạng.
Hà Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động