Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này.
Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia Bốn giải pháp trọng tâm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng Hàng nghìn sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến hội tụ tại Triển lãm quốc tế Vietbuild

Ngành công nghiệp quan trọng của đất nước

Sáng 9/11, tại khuôn khổ hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững", Thạc sĩ Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có bài tham luận, trong đó, nêu rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, ông cũng nêu ra nhiều kiến nghị, giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển hiện đại và bền vững.

Đánh giá về đóng góp to lớn của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, Thạc sĩ Lê Văn Tới cho biết: "Ngay từ khi được thành lập vào năm 1958, ngành xây dựng nước ta đã xác định vật liệu xây dựng là một lĩnh vực quan trọng. Tuy nhiên, do chiến tranh, do cơ chế chưa phù hợp, lĩnh vực này đã nhiều năm không được phát triển. Cho tới khi có chính sách đổi mới, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực vật liệu xây dựng có thể nói đã cất cánh và trở thành một ngành sản xuất phát triển, đóng góp quan trọng cho phát triển đất nước".

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững
Hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững" diễn ra sáng 9/11 tại Bộ Xây dựng. Ảnh: Phương Cúc

Trải qua gần 40 năm đổi mới, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã có bước phát triển đột phá trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đó là sản lượng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng không ngừng được nâng cao; nhiều công nghệ mới, tiên tiến, thiết bị hiện đại ngang tầm với thế giới và khu vực được đầu tư; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý kinh tế và maketing không ngừng tăng lên; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường từng bước được thay thế bằng các dây chuyền công nghệ tiên tiến, đồng bộ...làm thay đổi bộ mặt của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Vật liệu xây dựng Việt Nam từ chỗ không đáp ứng được nhu cầu trong nước, tiến đến đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và có dư để xuất khẩu. Trách nhiệm đối với việc giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên, phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng thân thiện đã được đặt ra và đã có một số giải pháp, chế tài được thực hiện.

Có thể thấy, trong giai đoạn 1986 – 2009 cung không đủ cầu, còn giai đoạn 2010 đến nay, cung đã vượt cầu và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mạnh mẽ nhằm tăng cường sản xuất sạch và cho ra những sản phẩm vật liệu xây dựng thân thiện.

Thành tựu điển hình là vào năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam đã sản xuất đủ xi măng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và bước đầu đã xuất khẩu. Cả nước nhập khẩu 1 triệu tấn clinke tại khu vực phía Nam và xuất khẩu 1,2 triệu tấn sản phẩm xi măng (bao gồm xi măng và clinke) tại khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam thẳng thắn thừa nhận những khó khăn mà ngành công nghiệp này đang gặp phải. "Từ năm 2023 đến nay, trước tình hình thế giới có nhiều "rủi ro và bất ổn kéo dàI" (nhận định trong Báo cáo tình hình kinh tế thế giới 2023 của Liên hợp quốc)'; thị trường bất động sản cả nước trầm lắng; giá nguyên vật liệu tăng cao; tình hình sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng lại đang gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải dừng toàn bộ hoặc một phần cơ sở sản xuất, thua lỗ kéo dài, tình trạng nợ xấu tăng cao. Niềm tin vào kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành đang xuống mức báo động. Các doanh nghiệp phải gồng mình để vượt qua thời điểm khó khăn này", ông Tới nói.

Nhiều kiến nghị, giải pháp được đưa ra

Để gỡ khó cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, giúp ngành này phát triển hiện đại, và bền vững, đại diện Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Thạc sĩ Lê Văn Tới đã đề xuất nhiều kiến nghị. Cụ thể như sau:

Để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, ông Tới cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục triển khai chính sách giảm lãi suất vốn vay, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí tài chính. Đồng thời, cần giảm thuế suất xuất khẩu cho các mặt hàng vật liệu xây dựng như clinke xi măng và đá ốp lát tự nhiên để khuyến khích xuất khẩu. Bên cạnh đó, tăng giải ngân vốn đầu tư công sẽ giúp kích cầu nhu cầu vật liệu xây dựng.

Về lâu dài, Chính phủ cần duy trì và tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ mới, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại cũng như cải tiến công nghệ. Ngoài ra, cần thúc đẩy việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng rác thải sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu và đề xuất cơ chế ưu tiên sử dụng cát nhân tạo trong công trình xây dựng, có quy hoạch vùng khoáng sản để làm cát nhân tạo.

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững
Chất trám Silicone cho mặt dựng kính nhà cao tầng là một thành phần quan trọng trong thiết kế bền vững. Ảnh: Phương Cúc

Về phía Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cần tăng cường kết nối giữa các hội, hiệp hội trong ngành vật liệu xây dựng để thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu và chia sẻ thông tin. Ngoài ra, Tổng hội cần hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ các chủ đầu tư, nhà thiết kế và nhà thầu xây dựng sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, để đối phó với thách thức hiện hữu, cần tập trung dự báo thị trường và nắm bắt cơ hội, phản ứng linh hoạt trước những biến động; tập trung vào chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. Thực hành tiết kiệm, tìm kiếm thị trường mới và tăng cường xúc tiến thương mại cũng là những biện pháp quan trọng.

Về lâu dài, các doanh nghiệp cần tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh. Đầu tư vào công nghệ để tự động hóa sản xuất và cải thiện năng suất. Hợp tác đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước để chia sẻ công nghệ và nguồn lực. Tăng cường đoàn kết nội bộ để tạo dựng sức mạnh tập thể, đối phó với thách thức và thúc đẩy phát triển ngành.

Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc tham gia hoàn thiện các chính sách phát triển vật liệu xây dựng cũng như các lĩnh vực liên quan đến phát triển vật liệu xây dựng; kết hợp chặt chẽ với Tổng hội xây dựng Việt Nam, các hội, hiệp hội liên quan; sát cánh cùng các doanh nghiệp trong ngành để góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp vật liệu xây dựng nước nhà cũng như các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phát triển bền vững.

"Chúng ta đáng tự hào với những bước tiến của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Mỗi một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đều đã có những đóng góp chung và trên hết là sự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn. Bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, tăng cường hợp tác, phát huy sáng tạo, cùng với tinh thần vươn lên, chúng ta nhất định sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp, đóng góp ngày một nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước", Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam khẳng định.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vật liệu xây dựng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động