Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý Đưa hàng Việt về huyện miền núi Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận |
Tối 08/11, tại xã Thuần Mang, Sở Công Thương Bắc Kạn phối hợp với huyện Ngân Sơn tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt từ khu sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Tại phiên chợ, có 13 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh, với khoảng 20 gian hàng cung cấp các sản phẩm hàng hoá Việt, như: Sản phẩm OCOP huyện Na Rì, Bạch Thông, Ngân Sơn (Bắc Kạn); sản phẩm đúc rèn, các nông cụ cầm tay, lạp sườn, thịt lợn xông khói tỉnh Cao Bằng; một số sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá; sữa và các sản phẩm từ sữa của thành phố Hà Nội; các loại sách đọc đến từ tỉnh Bắc Ninh…
Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa |
Qua sự kiện này nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Đưa hàng Việt đến với đồng bào dân tộc thiểu số các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Kạn; người dân được tiếp cận, tiêu dùng những hàng hóa đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất; xây dựng văn hóa tiêu dùng và tôn vinh thương hiệu hàng Việt Nam; gắn kết doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa…
Bắc Kạn là một tỉnh nông nghiệp với nhiều nông sản đã trở thành thương hiệu và gia nhập thành công vào hệ thống bán lẻ hiện đại tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Tỉnh Bắc Kạn đang sở hữu những sản phẩm nổi bật như: Miến dong, chè Shan tuyết, tinh bột nghệ, hồng không hạt, gạo Bao thai Chợ Đồn, gạo Japonica, gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn, bí xanh thơm, cùng nhiều sản phẩm khác... Một số sản phẩm nông sản như: Miến dong, chè, bún khô, phở khô, gạo Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, gạo Bao thai, gạo Japonica, Nano Curcumin (sản phẩm tinh chế từ củ nghệ) đã có chỗ đứng trên thị trường, tham gia vào hệ thống bán lẻ hiện đại ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,...
Nhận thấy nhu cầu lớn của thị trường từ các hoạt động xúc tiến thương mại, thời gian qua các doanh nghiệp Bắc Kạn đã nỗ lực đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng, tiếp tục khẳng định thương hiệu nông sản của tỉnh.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Sở Công Thương Bắc Kạn cùng với trung tâm khuyến công đã nỗ lực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tổ chức kết nối cung - cầu cho một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh, như: Giới thiệu sản phẩm miến dong, chè Thiên Phúc vào hệ thống Siêu thị Hapro Mart, kết nối cung - cầu giữa Hợp tác xã Đại Hà (huyện Bạch Thông) với Công ty TNHH Lai Hoài (Hưng Yên) tiêu thụ sản phẩm quýt Bắc Kạn..