Thứ năm 08/05/2025 08:33

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” thuộc Chương trình GREAT của Chính phủ Úc đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La mở rộng diện tích trồng tre lấy măng; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, chế biến măng theo chuỗi giá trị, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng huyện Vân Hồ” thuộc chương trình GREAT được triển khai tại huyện Vân Hồ. (Ảnh:ST)

Đến nay, Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” đã được triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Sốp Cộp, Sông Mã và Vân Hồ, với 7 HTX, 34 tổ hợp tác, hơn 2.900 hộ tham gia.

Dự án đã hỗ trợ trồng trên 1.000 ha tre bát độ; xây dựng 3 vườn ươm cây giống, quy mô 5 vạn cây tre giống/năm; hỗ trợ 23 nồi luộc măng cải tiến, 4 nhà sấy năng lượng mặt trời và 2 nhà xưởng chế biến cho các HTX; tư vấn thành lập các chuỗi liên kết sản xuất măng xuất khẩu giữa nông dân - tổ hợp tác - HTX - doanh nghiệp xuất khẩu.

Cụ thể, triển khai Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch huyện Vân Hồ”, hiện nay, diện tích trồng tre bát độ lấy măng tại huyện Vân Hồ đã tăng lên hơn 500 ha, tập trung ở các xã: Tân Xuân, Xuân Nha và Chiềng Xuân. Dự án còn hỗ trợ các HTX đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà sấy năng lượng mặt trời, thu mua, sơ chế măng hiệu quả; kết nối tiêu thụ với các công ty xuất khẩu, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho bà con dân tộc thiểu số, nhất là phụ nữ.

Còn tại huyện Phù Yên, dự án GREAT cũng đã hỗ trợ nông dân trồng mới tre bát độ lấy măng; thành lập các tổ hợp tác, HTX, liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua và sơ chế măng tại địa phương và vùng lân cận.

Trồng tre bát độ lấy măng đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 2/8/2024, UBND tỉnh đã phê duyệt đề xuất "Phát triển ngành hàng măng tỉnh Sơn La" thuộc dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2”. Thời gian thực hiện đến hết tháng 3/2027 tại các huyện: Bắc Yên, Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Vân Hồ và Mường La, với tổng giá trị trên 42 tỷ đồng.

Dự án triển khai sẽ hỗ trợ xây dựng 2 nhà sấy năng lượng mặt trời, 20 nồi luộc măng cải tiến, 8 vườn ươm cây giống; thành lập các HTX và xưởng sơ chế, chế biến măng; trồng 1.500 ha tre vùng nguyên liệu măng để chế biến, xuất khẩu; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm măng tự nhiên Sơn La, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Gia Hân
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố