Thứ sáu 03/01/2025 08:14

Sơn La: Điểm sáng từ các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc

Nhờ nguồn nông sản chất lượng, những năm qua, việc tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc của huyện Vân Hồ - Sơn La đã có nhiều điểm sáng.

Điểm sáng từ các mô hình HTX vùng dân tộc thiểu số

Những năm vừa qua, huyện Vân Hồ - tỉnh /chu-de/tinh-son-la.topic đã có nhiều mô hình HTX vùng dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, từng bước phát triển và xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần thay đổi cách thức sản xuất, mang lại thu nhập ổn định, mở ra cơ hội làm giàu cho người dân.

Khoảng 70% nông sản của HTX Vàng A Sa sản xuất được Central Retail tiêu thụ thông qua hệ thống GO! / Big C

Anh Vàng A Sa (Bản Bó Nhàng 2, Huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La) - Chủ nhiệm Hợp tác xã Vàng A Sa cho biết, mấy năm trước, gia đình anh vốn mưu sinh bằng nghề trồng các loại rau truyền thống trên khoảng đất 1.000 m2, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Mặt khác, canh tác trước đây chủ yếu là trồng đậu, bí… ít chủng loại, sản lượng thấp, chất lượng kém do cách thức canh tác lạc hậu, dựa theo kinh nghiệm là chính. Hệ quả là, đầu ra sản phẩm không ổn định, do chỉ bán cho thương lái, thường xuyên bị ép giá…

Cơ hội đến với anh Vàng A Sa, khi Ban điều hành chương trình Sinh kế Cộng đồng do Tập đoàn Central Retail triển khai, đã chọn lựa Vân Hồ làm nơi triển khai dự án Sinh kế kể từ tháng 6/2018. Sở dĩ chọn địa bàn này là bởi, Vân Hồ là huyện nghèo của tỉnh Sơn La, và nơi đây có đa số là đồng bào thiểu số sinh sống.

Từ khi tham gia dự án Sinh kế Cộng đồng, anh Vàng A Sa đã được hỗ trợ tập huấn về sản phẩm; được tư vấn kiến thức về thị trường, định hướng sản xuất; và được hướng dẫn trồng đa dạng các loại cây, đặc biệt là cây trái vụ cho sản lượng cao, giá thành tốt, phù hợp với khí hậu của huyện Vân Hồ.

Tới nay, khoảng 70% nông sản của HTX Vàng A Sa sản xuất được Central Retail tiêu thụ thông qua hệ thống GO! / Big C – tương ứng với khoảng 250 tấn nông sản các loại (bắp cải, đậu cove, dưa chuột, bầu dài, bí đỏ, bí xanh, su hào, khoai lang ruột vàng, củ cải trắng, cải thảo…), đạt doanh thu trung bình khoảng 300 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ đó, cuộc sống của Vàng A Sa và 39 hộ dân tham gia dự án Sinh kế Cộng đồng đã dần thay đổi, nhờ thu nhập đã tăng 200%, giá trị sản xuất tăng gấp đôi, từ 25- 30 triệu đồng/ha lên 50 – 60 triệu đồng/ha.

Đáng chú ý, ngoài việc bán vào hệ thống GO! / Big C, sản phẩm của HTX Vàng A Sa còn được tiêu thụ ở nhiều kênh phân phối khác trên cả nước.

HTX là một trong những HTX tiêu biểu trên địa bàn tỉnh được xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản bền vững. Trên địa bàn huyện Vân Hồ hiện có 65 hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, với trên 700 thành viên, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đa số các HTX hoạt động lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để các HTX hoạt động hiệu quả, huyện Vân Hồ đã thành lập Tổ tư vấn giúp đỡ các HTX đăng ký thành lập, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như: Chiết, ghép; tưới nước nhỏ giọt; xây dựng nhà kính, nhà lưới; sản xuất hữu cơ; cơ giới hóa trong việc làm đất; thu hái sản phẩm; đóng gói, sơ chế sản phẩm...

Thời gian qua, huyện Vân Hồ đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Sơn La tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc rau màu vụ đông, trồng lúa tẻ râu và trồng cây ăn quả cho 245 thành viên các HTX. Hỗ trợ thành lập 4 HTX và 5 tổ hợp tác chuyên sản xuất rau an toàn; hỗ trợ xây dựng 8 nhà kính rộng trên 4000 m² (2 nhà ươm giống rau, 6 nhà trồng rau)... Bên cạnh đó, Tổ tư vấn còn hướng dẫn phương pháp thương thảo, ký kết hợp đồng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với một số siêu thị ngoài tỉnh, như: BigC Thăng Long, Công ty Rau quả Hà Nội; cung cấp sản phẩm cho Nhà máy Chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH, Nhà máy Chế biến nông sản công nghệ cao của Công ty TNHH IC FOOD Sơn La.

Hiện nay, huyện Vân Hồ đang triển khai hỗ trợ 14 mô hình kinh tế và HTX hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó, tỷ lệ HTX do người dân tộc thiểu số làm chủ chiếm khoảng 70%. Trong năm 2022, huyện Vân Hồ đã hỗ trợ bao bì nhãn mác cho các HTX theo Nghị quyết 128/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La, với tổng kinh phí 300 triệu đồng; hỗ trợ các mô hình kinh tế và các HTX trên địa bàn kinh phí mua phân bón, cây, con giống và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 803-QĐ/UBND ngày 31/8/2022 của UBND huyện Vân Hồ trị giá 1,2 tỷ đồng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm địa phương

Bên cạnh việc hỗ trợ các HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xác định sản chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu để sản phẩm dễ tìm thị trường tiêu thụ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực duy trì, nâng cao chất lượng, hoàn thiện các sản phẩm thế mạnh.

Đơn cử, năm 2023, đã có 6 sản phẩm OCOP của huyện Vân Hồ đã được công nhận đạt hạng 3 sao, 4 sao đăng ký tham gia đánh giá lại, nâng hạng sản phẩm, gồm: Gạo tẻ râu Song Khủa; măng nứa sấy khô; trà Matcha và trà Sencha; mật ong bánh tổ... Huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, đặc biệt là đánh giá hiệu quả sản xuất về giá trị, sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng.

Huyện cũng đang tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; đổi mới, sáng tạo sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm, đóng gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP; tham gia chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường.

Lan Phương

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số