Thứ hai 05/05/2025 18:16

Sóc Trăng: Thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội

Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 trên địa bàn tỉnh là gần 243 tỷ đồng; trong đó, vốn phân bổ chính thức trên 233 tỷ đồng, vốn chưa phân bổ gần 10 tỷ đồng. Riêng nguồn vốn tín dụng, tỉnh được giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho vay ưu đãi với tổng số tiền 56 tỷ đồng.

Bảo tồn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng

Sóc Trăng phấn đấu hết năm nay sẽ giải ngân vốn Trung ương gần 162,9 tỷ đồng, đạt 78%; ngân sách địa phương và vốn huy động giải ngân trên 27,4 tỷ đồng, đạt 79% so với kế hoạch vốn năm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chương trình còn một số khó khăn, vướng mắc. Nhiều văn bản quy định cơ chế, hướng dẫn của Trung ương không quy định định mức hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất của Dự án 1 và không quy định về định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng (nội dung số 01 thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 3); chưa có văn bản quy định định mức hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đồng thời, tỉnh chưa ban hành văn bản quy định định mức bình quân diện tích đất sản xuất để làm cơ sở xác định hộ thiếu đất; chưa ban hành quy định phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt danh sách các hộ hỗ trợ đất, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán và danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ các nội dung trên; chưa ban hành các văn bản quy định trong tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù...

Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số

Trung tuần tháng 10/2022, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam bộ tiếp nhận và phân bổ gạo hỗ trợ cho người dân thuộc hộ nghèo có nguy cơ thiếu đói trong thời giáp hạt. Theo đó, 208.5 tấn gạo đã được phân bổ kịp thời để cấp phát cho các hộ nghèo trên địa bàn thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu, huyện Long Phú, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống người dân đang gặp khó khăn có nguy cơ thiếu đói trong những tháng giáp hạt sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 nhằm giúp cho nhân dân ổn định đời sống.

Đua ghe Ngo là hoạt động văn hóa thể thao thu hút rất đông đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ tham gia

Trước đó, Ban Dân tộc đã phối hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban MTTQ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 02 căn nhà trong tổng số 10 căn nhà cho hộ nghèo dân tộc thiểu số từ nguồn kinh phí do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam tài trợ. Các hộ dân được tặng nhà đợt này đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở gồm: Bà Thạch Thị Hồng Mai, ấp Hội Trung, thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề; bà Lý Thị Tăng, Ấp Cần Giờ 1, Xã Tham Đôn, Huyện Mỹ Xuyên.

Sau gần 2 tháng thi công, 2 ngôi nhà được khánh thành và đưa vào sử dụng, giúp các hộ gia đình ổn định cuộc sống. Đây là niềm động viên, an ủi về vật chất lẫn tinh thần cho các gia đình hộ nghèo dân tộc thiểu số, giúp họ yên tâm, tập trung cho lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

Trong thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Đặc biệt, tập trung ưu tiên đầu tư cho các xã, ấp đặc biệt khó khăn, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, liên vùng phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào DTTS như: Giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa...

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa