Chủ nhật 04/05/2025 14:37

Quảng Ninh: Phát triển bền vững vùng sản xuất nguyên liệu từ cây Sở

Với những lợi ích về kinh tế, môi trường và hệ sinh thái cây Sở đã trở thành cây trồng đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Năm 2015, sau khi lễ hội hoa Sở đầu tiên được tổ chức, huyện Bình Liêu đã xác định, cây Sở là cây kinh tế chủ lực để tiến tới xây dựng thương hiệu dầu sở Bình Liêu, phát triển thành hàng hóa chủ lực của địa phương.

Dầu hoa Sở đã được kiểm nghiệm, đánh giá có nhiều dinh dưỡng, Omega 3… hàm lượng chất tương đương với dầu oliu. Chất lượng dầu sở Bình Liêu được đánh giá cao, hoàn toàn có thể phát triển, mở rộng thành sản phẩm hàng hóa cung cấp thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, hạt cây Sở có đầu ra và giá bán tương đối ổn định, giúp đồng bào nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nâng cao giá trị cây sở góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc

Nhằm tạo dựng thương hiệu OCOPcho sản phẩm dầu sở, thời gian qua, Bình Liêu đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và mở rộng điểm bán lẻ, bán buôn, đưa các sản phẩm địa phương tham gia các hội chợ, tuần lễ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP. Mới đây, huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ khảo sát, tạo lập nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Dầu sở Bình Liêu”. Đồng thời, chủ động vận dụng, áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư xây dựng trung tâm và điểm bán hàng OCOP… để sản phẩm dầu sở Bình Liêu vươn xa hơn, đến được với nhiều người tiêu dùng hơn.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với huyện Bình Liêu cùng Viện Nghiên cứu và phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng và phát triển bền vững vùng sản xuất Sở tại Quảng Ninh” trên địa bàn huyện Bình Liêu. Đây là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện Nghị số 19-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, trong đó xác định cây sở là loại cây phù hợp trong việc chuyển đổi cây trồng và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm dầu Sở Bình Liêu

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ nâng cao giá trị cây Sở, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng trồng sở và phát triển vùng sản xuất Sở theo hướng sản xuất hàng hóa. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cho biết, để cây Sở có năng suất cao, chất lượng tốt, viện đã nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép. Cây sở được nhân giống vô tính có ưu điểm là được chọn lọc từ cây mẹ có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng duy trì ưu điểm của cây mẹ và rút ngắn thời gian ra quả xuống chỉ còn khoảng 4 năm, trong khi trồng từ giống theo cách nảy mầm từ hạt trước đây sẽ phải mất từ 6-7 năm để cho thu quả.

Với những "giá trị kép" mà cây sở mang lại, Bình Liêu tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi những diện tích thâm canh kém hiệu quả sang trồng sở. Tiếp tục nhân rộng diện tích để dần hình thành vùng sở lớn, phát triển theo hướng hàng hóa.

Cùng với dầu, cây Sở còn được biết là loại cây phòng hộ đa tác dụng, có thể chống xói lở do mưa lũ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và rừng đầu nguồn. Ngoài dầu ăn, hạt sở, bã hạt sở còn làm nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp như làm dầu máy, dầu nhờn, dầu chống rỉ, dầu in và dầu dùng trong y dược. Rễ và vỏ sở dùng để trị gãy xương, làm chất đốt, than hoạt tính; bã thừa sau khi ép lấy dầu thô có tác dụng làm sạch đầm tôm, dùng sản xuất thuốc trừ sâu, làm phân bón.

Huyện Bình Liêu hiện có diện tích trồng sở lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, vào vào tháng 10 đến tháng 11 hàng năm cho thu quả sau đó sẽ nở hoa, tạo thành những rừng hoa sở trắng bạt ngàn trước khi bước vào lễ hội hoa Sở.
Lê Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’