Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án phát triển nghề thủ công truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng tại thôn Phà Xắc đã thay đổi đáng kể.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đổi thay từ một dự án

Cách thị trấn Mường Xén khoảng 40km về phía Bắc, nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.300m so với mực nước biển, thôn Phà Xắc, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có cảnh đẹp như vẽ. Những ngày đông lạnh giá, sương mù dày đặc, mây trắng bồng bềnh bao phủ bản làng, Phà Xắc khoác lên mình một khung cảnh huyền ảo.

Cảnh đẹp nao lòng của Phà Xắc trái ngược hoàn toàn với cuộc sống của người dân nơi đây. Trong ký ức của chị Vương Y Ma - Trưởng nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc cuộc sống quá khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

VƯơng Y Ma
Chị Vương Y Ma - Trưởng nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc

Để cải thiện cuộc sống cho bà con, tháng 4/1999, Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội (Craft Link) đã phối hợp với UNDCP (Chương trình phòng chống ma tuý của Liên Hiệp Quốc) và chính quyền xã Huồi Tụ triển khai Dự án phát triển nghề thủ công truyền thống thôn Phà Xắc.

Bà Trần Tuyết Lan- Giám đốc Craft Link cho hay: Dự án nhằm mục tiêu khôi phục nghề thêu truyền thống, đặc biệt là kỹ thuật thêu trổ thủng của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng nơi đây. Cùng đó, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, tăng thu nhập từ nghề thủ công truyền thống và cuối cùng là thay thế nguồn thu nhập từ trồng cây thuốc phiện của bà con và xoá bỏ loại cây trồng này theo định hướng của Chính phủ.

Các hoạt động chính của dự án gồm thành lập nhóm sản xuất; hướng dẫn phát triển sản phẩm; tập huấn sổ sách để bà con tự vận hành, quản lý nhóm; hỗ trợ marketing giới thiệu và bán sản phẩm.

Bà Trần Tuyết Lan cho biết: Dự án diễn ra trong vòng 2 năm và kết thúc vào tháng 12/2000, đến năm 2003, doanh nghiệp tiếp tục quay lại trợ giúp cho nhóm trong 2 năm. Từ đó đến nay, Craft Link vẫn duy trì hỗ trợ nhóm thiết kế và marketing sản phẩm.

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án, từ chỗ còn bỡ ngỡ, thậm chí không tin tưởng, nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc không những được giữ vững, mở rộng về nhân lực mà thu nhập của bà con nơi đây được cải thiện đáng kể.

Trong suốt chặng đường dài đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số và miền núi khu vực phía Tây Nghệ An, ký ức của bà Trần Tuyết Lan vẫn nhớ như in câu trả lời của một thành viên nhóm sản xuất khi được phỏng vấn đánh giá sau triển khai dự án - “Chúng tôi có thể cười thoải mái”.

Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng tham gia dự án, các chị em đồng bào dân tộc Mông trắng ở Phà Xắc có thêm thu nhập, được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới nên các chị vui. Nhưng không phải vậy, trước kia ở Phà Xắc cuộc sống rất khó khăn, ăn uống kham khổ, phụ nữ ngoài 20 tuổi lấy chồng, sinh con bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng và bị rụng răng. Do vậy, khi cười chị em không dám cười thoải mái mà phải lấy tay che miệng. Sau khi kết thúc dự án, có thu nhập, chị em sửa lại hàm răng và cười rất tự tin, thoải mái”, đại diện Craft Link kể.

Bà cũng chia sẻ: “Câu chuyện này làm chúng tôi rất cảm động, là động lực cho Craft Link tiếp tục đồng hành cùng nhóm và tiến hành các dự án khác để hỗ trợ cho các nhóm dân tộc thiểu số và miền núi ở vùng sâu vùng xa cải thiện sinh kế, tăng thu nhập”.

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Thêu trổ thủng, thêu đắp vải truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trắng ở Phà Xắc là kỹ thuật khó

Là người đồng hành cùng Craft Link cũng là một trong những thành viên đầu tiên của nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc, chị Vương Y Ma, chia sẻ: Từ khi Craft Link triển khai dự án, cuộc sống của bà con dân tộc Mông trắng thay đổi ngày một tốt. Từ chỗ cuộc sống thiếu thốn, quanh năm chỉ biết làm nương rẫy, chị em trong thôn đã có thêm việc làm từ nghề thêu truyền thống với thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng mỗi người mỗi tháng. “Tuy không nhiều nhưng có thêm tiền để trang trải cuộc sống, cho con đi học”, chị Vương Y Ma nói.

Phà Xắc ở quá sâu trong núi nên ít có khách du lịch, tiêu thụ hàng hoá không nhiều, mong muốn Craft Link tiếp tục hỗ trợ thu mua sản phẩm và mở rộng tiêu thụ cho chị em trong nhóm sản xuất”, chị Vương Y Ma bày tỏ.

Đưa sản phẩm ra thị trường thế giới

Tâm tư của chị Vương Y Ma cũng là tâm tư của chị Lầu Y Mề - thành viên nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc. Chị Y Mề cũng mong muốn được chính quyền huyện, tỉnh quan tâm hơn hỗ trợ chị em có cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm ở địa điểm phù hợp, giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, thêm thu nhập cho chị em.

Lầu Y Mề
Chị Lầu Y Mề- Thành viên nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc

Chị Y Mề cũng cho hay: Thêu trổ thủng, thêu đắp vải truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trắng ở Phà Xắc là kỹ thuật khó, đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện. Để hoàn thành 1 bộ trang phục có hoạ tiết thêu truyền thống chị em thường mất vài tháng đến hàng năm mới làm xong.

Hiểu được mong muốn của bà con đồng bào dân tộc Mông trắng tại Phà Xắc, đại diện Craft Link cho hay: Hiện nay doanh nghiệp vẫn hỗ trợ cho nhóm tiêu thụ sản phẩm thông qua cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp tại Hà Nội, bán sỉ đi khắp các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các thành phố lớn và đại lý ở những sân bay quốc tế. Đặc biệt, doanh nghiệp đã đưa sản phẩm của nhóm sang tiêu thụ tại thị trường EU, Mỹ.

Riêng về việc đưa sản phẩm của nhóm ra thị trường thế giới, bà Trần Tuyết Lan thông tin, chủ yếu thông qua việc đưa sản phẩm tham gia các hội chợ quốc tế. Theo đó, trước mỗi hội chợ, cán bộ thiết kế sẽ lên phương án thiết kế bộ sản phẩm làm sao thể hiện được vẻ đẹp, sự độc đáo nhưng phải hài hoà trong một tổng thể và bắt “trend” thị trường.

Sau đó tiến hành tập huấn cho các nhóm để hoàn thiện sản phẩm và đưa ra sản phẩm mẫu đi trưng bày, quảng bá, tìm kiếm thị trường. Ngoài tham gia các hội chợ quốc tế, Craft Link cũng tiến hành nhiều hoạt động marketing thông qua kênh online của doanh nghiêp, trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Alibaba… và qua hệ thống bán hàng online của các đối tác.

Chúng tôi rất vui vì hỗ trợ cho chị em tăng thêm thu nhập qua thông hoạt động hỗ trợ marketing, bởi lẽ càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm càng giúp chị em dân tộc Mông trắng ở Xà Phắc cải thiện cuộc sống, có động lực lưu truyền nghề truyền thống cho thế hệ mai sau”, bà Trần Tuyết Lan nói.

Một số hình ảnh quảng bá, giới thiệu nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng ở Phà Xắc do Craft Link tổ chức:

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Xem thêm