Phát triển đô thị góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

PV

PV

Phát triển đô thị là động lực phát triển của nền kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và tích cực chủ động hội nhập hiệu quả.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc 2022: Quản lý và phát triển đô thị bền vững

Phát triển đô thị là cảm hứng chung cho đất nước

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 27/1/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022, phổ biến và triển khai Nghị quyết số 148/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thông báo nêu rõ: Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị ban hành về phát triển đô thị Việt Nam bền vững. Để triển khai, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2022 về Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó thực hiện tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" với quan điểm, mục tiêu nhằm cụ thể hóa một cách tốt nhất, đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022 được tổ chức để thiết thực hưởng ứng Ngày Đô thị Việt Nam 8/11 cũng là Ngày Đô thị hóa Thế giới, kết hợp đánh giá tình hình phát triển đô thị trong thời gian qua và đặc biệt là triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW.

Các ý kiến tại Hội nghị đều đã khẳng định: Phát triển đô thị là động lực phát triển của nền kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và tích cực chủ động hội nhập hiệu quả.

Phát triển đô thị góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Phát triển đô thị ở Việt Nam được xem là động lực để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Đô thị hóa và phát triển đô thị là cơ hội đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực, địa phương để có thể phát triển và tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt. Phát triển đô thị đồng thời là động lực của phát triển kinh tế, là cảm hứng cho sự phát triển chung của đất nước. Hiện nay, khu vực đô thị đã có những đóng góp quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của quốc gia. Nếu phát triển đúng hướng, phát triển bài bản, có tầm nhìn, có đột phá, đô thị sẽ phát huy được hết vai trò của mình. Nhưng trong kịch bản ngược lại, phát triển đô thị thiếu định hướng và tầm nhìn có thể gây ra những hậu quả phải giải quyết lâu dài.

Đô thị hóa là xu thế tất yếu khách quan của thế giới, phát triển đô thị Việt Nam vì vậy không thể nằm ngoài xu thế này, phải kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài để phát triển. Đô thị luôn gắn với văn minh, sáng tạo, đổi mới, cơ hội phát triển, nhưng cũng là khu vực tập trung nhiều thách thức cần giải quyết như vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, phòng chống rủi ro không báo trước. Do đó, việc quan tâm hoạch định chính sách, các giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị có kế hoạch, có lộ trình là nhiệm vụ thiết yếu để nắm bắt được xu thế, hóa giải được những khó khăn, thách thức để phát triển đô thị nhanh và bền vững.

Chính phủ đề ra 15 nhóm chỉ tiêu để phát triển đô thị xanh

Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW đã đề ra 15 nhóm chỉ tiêu cụ thể hướng tới phát triển đô thị xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu, thông minh và phát triển bền vững. Các chỉ tiêu đề ra khá cao, do vậy, để hoàn thành cần có tư duy, cách tiếp cận mới và nỗ lực rất lớn trong thực hiện. Với yêu cầu này, trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW và Nghị quyết số 148/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan tham mưu triển khai thực hiện cần tập trung lưu ý một số quan điểm chỉ đạo lớn.

Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương cần bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, trên cơ sở đánh giá cụ thể hiện trạng để đưa ra mục tiêu, đề ra nhiệm vụ sát với tình hình thực tế, có tính khả thi.

Công tác quy hoạch phải đi trước một bước, cần có tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương, của tỉnh, của vùng, phát hiện ra những tồn tại yếu kém để giải pháp xử lý phù hợp. Tư tưởng chỉ đạo phải xác định coi trọng công tác quy hoạch, quy hoạch để tạo ra nguồn lực, đầu tư thích đáng cho công tác quy hoạch sẽ tạo ra nguồn lực tối ưu. Ngược lại, không có đầu tư đúng mức cho công tác quy hoạch có thể gây lãng phí nguồn lực trong tổ chức thực hiện, phát triển thiếu bền vững, không tạo được đột phá. Công tác quy hoạch phải tổng thể nhưng thực hiện phải phân kỳ, có nguồn lực đến đâu làm đến đấy, triển khai có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với nguồn lực và thời gian, cần làm đến đâu chắc đến đó, việc nào phải xong việc đó, tránh dàn trải.

Quy hoạch và phát triển đô thị phải đa dạng hóa nguồn lực, kết hợp nội lực với ngoại lực, nguồn lực trong nước và ngoài nước, nguồn lực của nhà nước với xã hội, nguồn lực của nhân dân, đẩy mạnh hợp tác công tư. Đồng thời, phát huy hiệu quả nguồn lực từ con người, đất đai, biển, sông nước, nguồn lực từ truyền thống lịch sử, văn hóa. Phân bổ, khai thác và sử dụng nguồn lực phải đảm bảo hiệu quả, hợp lý.

Phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp, các ngành. Tăng cường kiểm tra, giám sát. Tăng cường và thực hiện thực chất công tác tổng kết, đanh giá kết quả thực hiện quy hoạch và phát triển đô thị theo đúng chỉ đạo, quan điểm của Đảng: "Tổng kết để xây dựng lý luận, tổng kết để biết cái nào làm tốt thì tiếp tục phát huy, cái nào chưa làm tốt thì có giải pháp khắc phục".

5 nhóm nhiệm vụ

Chương trình hành động của Chính phủ với 33 nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương chủ động, tích cực thực hiện thiết thực, hiệu quả; trong đó tập trung 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp như sau:

(1) Nhóm nhiệm vụ nâng cao, thống nhất nhận thức: Quan điểm chỉ đạo là phải nâng cao nhận thức về vai trò, vị thế của đô thị trong sự phát triển chung. Nhận thức đúng thì hành động đúng, có tư duy phương pháp luận và phương pháp tiếp cận đúng với yêu cầu nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Nâng cao nhận thức về phát triển đô thị, bao gồm 3 trụ cột chính gồm: công tác quy hoạch, công tác xây dựng và công tác quản lý. Từ nhận thức như vậy cần có hành động tương xứng, phù hợp.

(2) Nhóm nhiệm vụ nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị: Trước hết là nâng cao chất lượng công tác tư vấn quy hoạch, công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Chất lượng kiến trúc và quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng cần được lồng ghép hài hòa ngay từ khi nghiên cứu và trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị, thiết kế, quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, bảo đảm đô thị có bản sắc vùng miền, phát triển bền vững.

(3) Nhóm nhiệm vụ về đầu tư phát triển, xây dựng đô thị: Phải có nguồn lực, huy động được đủ nguồn lực. Quan điểm là phải phải kết hợp giữa nội lực và ngoại lực; nguồn lực của nhà nước và nguồn lực của xã hội, của tư nhân, nguồn lực của các nhà đầu tư và nguồn lực của hợp tác công tư. Yêu cầu các bộ ngành, các tỉnh, thành phố vận dụng tối đa khuôn khổ pháp lý hiện hành, trọng tâm là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để huy động các nguồn lực hợp pháp trong phát triển đô thị. Tập trung phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông nhằm tạo ra không gian phát triển mới, tạo ra khu đô thị, khu vực phát triển mới, tạo ra sinh kế cho người dân. Tiếp tục hoàn thiện các mô hình chính quyền đô thị.

(4) Nhóm thực hiện song song các nhiệm vụ, đề án theo chuyên ngành riêng: Phát triển đô thị không phải là nhiệm vụ của một ngành, một cấp, mà đòi hỏi mà phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, giữa các địa phương, giữa các vùng miền để tạo ra nguồn lực. Vì vậy các ngành, các cấp cần rà soát các nhiệm vụ có liên quan để ưu tiên tổ chức thực hiện song song, thiết thực tạo hiệu ứng cộng hưởng; phối hợp, thống nhất trong phát triển đô thị vì lợi ích chung của quốc gia, của dân tộc.

(5) Nhóm nhiệm vụ về xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, văn bản pháp luật: Tiếp tục rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống cơ chế chính sách hiện hành về quy hoạch và phát triển đô thị, phát hiện các rào cản, vướng mắc, các mâu thuẫn, chồng chéo hoặc lạc hậu, cần tháo gỡ trên tinh thần vừa làm, vừa rút kinh nghiệm mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; hoàn thiện từng bước, làm tới đâu thì chắc tới đó. Tăng cường bám sát thực tiễn và kịp thời phản ứng chính sách hiệu quả, phù hợp. Đặc biệt lưu ý giải quyết các yêu cầu thực tiễn bức xúc như tắc nghẽn giao thông, ngập úng đô thị, thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng thu nhập trung bình; vấn đề ô nhiễm môi trường trong đô thị; vấn đề phát thải nhà kính; các vấn đề thiếu hụt về hạ tầng văn hoá xã hội như: y tế, giáo dục, thể thao, cây xanh.

Để các mục tiêu đề ra trở thành hiện thực, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành đã quyết tâm rồi, phải quyết tâm hơn nữa; đã cố gắng, nỗ lực rồi, phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa; hành động phải quyết liệt, trọng tâm hơn nữa để thực sự có sản phẩm, kết quả mong muốn. Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phải tích cực hướng dẫn, chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong quá trình xây dựng chương trình hành động cụ thể của địa phương. Kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng chương trình quốc gia về đô thị nhằm tích hợp các nguồn lực, không để tình trạng quy hoạch phân tán, nhiều chương trình triển khai chồng chéo, thiếu hiệu quả; đồng thời phối hợp kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ.

Các Bộ ngành trung ương chủ động xây dựng và giám sát các chỉ tiêu có liên quan đến phát triển đô thị. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên để Chính phủ có chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời; xem xét xây dựng cơ chế, tạo điều kiện, hướng dẫn để xác định, tạo lập nguồn lực thực hiện; hướng dẫn địa phương về bố trí, phân bổ nguồn lực để triển khai Chương trình hành động tại địa phương.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đô thị trên cả nước là chủ thể trực tiếp quản lý, tổ chức triển khai Nghị quyết số 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW. Sự thành công của Chương trình hành động này phụ thuộc vào sự chủ động, sáng tạo trong đổi mới tư duy cấp địa phương. Do vậy, địa phương cần quán triệt sâu sắc Chương trình hành động của Chính phủ, bổ sung các chỉ tiêu vào Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy, xây dựng cơ chế thực hiện nghiêm túc; bám sát các chỉ tiêu; giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện.

Đối với các cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền, lan tỏa và tạo hiệu ứng tốt trong toàn xã hội về vai trò, vị trí về đô thị. Đây sẽ là một trong những yếu tố đảm bảo việc triển khai thành công 33 nhiệm vụ thuộc 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp của Chương trình hành động của Chính phủ.

Với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, các đô thị Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá; kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững; chất lượng sống tại đô thị tiến tới mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng cho cư dân đô thị; kiến trúc đô thị phát triển hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn, phát huy.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung tại Dự thảo Nghị định của Luật Đất đai

Nhiều nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung tại Dự thảo Nghị định của Luật Đất đai

Khẳng định tính cấp thiết ban hành Nghị định quy định chi tiết của Luật Đất đai, nhưng nhiều nội dung tại dự thảo Nghị định cần phải chỉnh sửa, bổ sung.
“Lên cao” để sống tiện nghi: Xu hướng đang lên ngôi ở đô thị trẻ Đà Nẵng

“Lên cao” để sống tiện nghi: Xu hướng đang lên ngôi ở đô thị trẻ Đà Nẵng

Sau Hà Nội và TP.HCM, những tổ hợp căn hộ hiện đại, tiện nghi đang dần trở thành lựa chọn lý tưởng cho người thành đạt tại các đô thị trẻ, điển hình là Đà Nẵng.
VCCI đề nghị tạo thuận lợi về thủ tục hành chính cho phát triển và quản lý nhà ở xã hội

VCCI đề nghị tạo thuận lợi về thủ tục hành chính cho phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Để thuận lợi cho phát triển và quản lý nhà ở xã hội, VCCI đề nghị bỏ quy định Hồ sơ chủ đầu tư đề nghị thẩm định giá phải có chấp thuận chủ trương đầu tư…
TTC Land tăng cường nhân sự cấp cao, chuẩn bị nguồn lực chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030

TTC Land tăng cường nhân sự cấp cao, chuẩn bị nguồn lực chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) tăng cường nhân sự cấp cao, chuẩn bị nguồn lực chiến lược mở rộng bất động sản công nghiệp và bất động sản kho vận.
Đắk Lắk: Thị trường bất động sản  có chiều hướng phục hồi tích cực

Đắk Lắk: Thị trường bất động sản có chiều hướng phục hồi tích cực

Ngày 20/4, Hiệp hội bất động sản tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội thảo ''Thị trường bất động sản Đắk Lắk trong thời kỳ mới - Thách thức và cơ hội”.

Tin cùng chuyên mục

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Xây nhà xưởng cao tầng là một trong những giải pháp Trung Quốc đang áp dụng nhằm giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Những trường hợp nào phải thực hiện sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Những trường hợp nào phải thực hiện sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Sang tên sổ đỏ thực chất là việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Điều 133 Luật Đất đai 2024.
Hà Nội: Người dân xếp hàng từ 4h sáng làm thủ tục đăng ký đất đai

Hà Nội: Người dân xếp hàng từ 4h sáng làm thủ tục đăng ký đất đai

Nhiều Văn phòng Đăng ký đất đai ở Hà Nội chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài chờ làm thủ tục. Nguyên nhân được cho là do lãi suất ngân hàng đang giảm.
“Phương tiện di chuyển” đắt giá hơn siêu xe của cư dân Vinhomes Royal Island

“Phương tiện di chuyển” đắt giá hơn siêu xe của cư dân Vinhomes Royal Island

Hàng loạt giống ngựa quý hiếm từ khắp thế giới hội tụ về Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia, giúp cư dân của Vinhomes Royal Island trải nghiệm môn thể thao quý tộc.
Thị trường bất động sản phục hồi rõ nét

Thị trường bất động sản phục hồi rõ nét

Trước những tín hiệu khởi sắc từ thị trường bất động sản trong quý I/2024, các chủ thể đã và đang sẵn sàng tái nhập cuộc.
Ra mắt những viên kim cương đắt giá nhất của vùng đất Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt những viên kim cương đắt giá nhất của vùng đất Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam

All Blue nằm tại trái tim Ecovillage Saigon River- vùng đất Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Lượt tìm kiếm nhu cầu mua căn hộ tăng cao

TP. Hồ Chí Minh: Lượt tìm kiếm nhu cầu mua căn hộ tăng cao

Ghi nhận của đơn vị thành viên PropertyGuru Việt Nam, trong tháng 3/2024 tại TP. Hồ Chí Minh nhu cầu tìm kiếm chung cư tăng 68%, lượng tin đăng bán tăng 76%.
Bắc Giang: Tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị mới sân golf hơn 6.380 tỷ đồng

Bắc Giang: Tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị mới sân golf hơn 6.380 tỷ đồng

Dự án Khu đô thị mới sân golf núi Nham Biền nằm ở xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang và xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng có tổng mức đầu tư hơn 6.380 tỷ đồng.
TTC IZ bàn giao mặt bằng khu tái định cư Thành Thành Công cho thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

TTC IZ bàn giao mặt bằng khu tái định cư Thành Thành Công cho thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Ngày 9/4 tại Tây Ninh, CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công tổ chức lễ bàn giao mặt bằng khu tái định cư thuộc Dự án Khu dân cư - tái định cư Thành Thành Công.
Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, giúp người lao động an cư

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, giúp người lao động an cư

Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hóa đang tích cực chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng, hỗ trợ người lao động an cư.
Long An: Lời giải cho những khu đô thị nghìn tỷ vắng bóng người

Long An: Lời giải cho những khu đô thị nghìn tỷ vắng bóng người

Những năm qua, nhiều dự án bất động sản lớn tại Long An rơi vào cảnh vắng bóng người nhưng cũng không ít dự án có tỷ lệ cư dân lấp đầy cao, đâu là lời giải?
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận sẽ tăng nguồn cung đất nền

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận sẽ tăng nguồn cung đất nền

Trong quý II/2024, phân khúc đất nền tại TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận được dự báo sẽ có nhiều cải thiện, thanh khoản tiếp tục đà tăng và nhiều khởi sắc.
Bắc Giang: Khó hoàn thành chỉ tiêu 12.500 căn nhà ở xã hội

Bắc Giang: Khó hoàn thành chỉ tiêu 12.500 căn nhà ở xã hội

Năm 2024, tỉnh Bắc Giang chỉ có thể hoàn thành được khoảng 2.428 căn hộ nhà ở xã hội trong tổng số 12.500 căn mà Chính phủ đã giao chỉ tiêu.
Chung cư thu nhập thấp chưa được cấp sổ hồng vẫn “cháy” giao dịch

Chung cư thu nhập thấp chưa được cấp sổ hồng vẫn “cháy” giao dịch

Thị trường bất động sản nóng, không chỉ những căn hộ đã cấp sổ hồng mà những căn hộ chưa được cấp sổ cũng được môi giới chào bán nhiệt tình.
Hà Nội chuẩn bị đưa ra đấu giá dự án nghìn tỷ

Hà Nội chuẩn bị đưa ra đấu giá dự án nghìn tỷ

Khu đất xây nhà cao tầng để bán có tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng sẽ được UBND quận Long Biên (TP. Hà Nội) đưa ra bán đấu giá vào cuối tháng 4/2024.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tín hiệu vui từ các doanh nghiệp bất động sản

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tín hiệu vui từ các doanh nghiệp bất động sản

Sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm vào năm 2023, kết thúc quý I/2024, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản của TP. Hồ Chí Minh đạt 61.000 tỷ đồng.
Khánh Hòa thống nhất chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị

Khánh Hòa thống nhất chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà vừa thống nhất chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị lấn biển tại Vân Phong, theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.
Long An: Nhiều đô thị nghìn tỷ kiểu "nửa phố, nửa quê"

Long An: Nhiều đô thị nghìn tỷ kiểu "nửa phố, nửa quê"

Tại Long An, nhiều khu đô thị với vốn đầu tư nghìn tỷ, được chào bán từ 5 - 7 năm trước, nhưng đến nay, những dự án này rơi vào cảnh đìu hiu, vắng bóng người.
Bắc Giang mời nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án 1.155 tỷ đồng

Bắc Giang mời nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án 1.155 tỷ đồng

Đây là dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước (TP. Bắc Giang) có quy mô hơn 56ha, chi phí thực hiện dự án là 1.155 tỷ đồng.
Khánh Hòa: Hơn 7.630 tỷ đồng rót vào thị trường bất động sản

Khánh Hòa: Hơn 7.630 tỷ đồng rót vào thị trường bất động sản

Trong quý I/2024, tỉnh Khánh Hoà đã phát sinh khoảng 5.941 giao dịch bất động sản, với tổng giá trị hơn 7.630 tỷ đồng, trong đó phân khúc đất nền chiếm tới 76%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động