Thứ tư 18/12/2024 22:45

PC Gia Lai tích cực cải tạo, đầu tư lưới điện khu vực nông thôn

PC Gia Lai thường xuyên cải tạo, sửa chữa, đưa điện lưới về vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao chất lượng sử dụng điện cho người dân.

Gia Lai là tỉnh biên giới miền núi nằm ở khu vực vùng Bắc Tây Nguyên, dân cư thưa thớt nên địa hình cấp điện trải dài, khối lượng lưới điện hạ áp nông thôn không đảm bảo còn nhiều. Những năm qua, Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) thường xuyên cải tạo, sửa chữa, đưa điện lưới về vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để nâng cao chất lượng sử dụng điện cho người dân.

PC Gia Lai đã nỗ lực đưa điện đến 100 số xã, phường, thị trấn, với 99,6% số hộ dân sử dụng điện (Ảnh: CTV)

Chư Păh và Ia Grai là 2 địa phương có địa bàn quản lý khá rộng với khoảng gần 500 km đường điện hạ áp, trong đó, nhiều khu vực nông thôn, đường điện đã xuống cấp. Để cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn, thời gian qua, Điện lực Chư Păh và Điện lực Ia Grai đã thực hiện rà soát lưới điện trên toàn địa bàn, sau đó thống nhất với cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân tại các xã có hệ thống lưới điện xuống cấp để phối hợp nâng cấp, cải tạo lưới điện.

Để triển khai cải tạo lưới điện, PC Gia Lai đã chủ động sử dụng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên, sữa chữa lớn và đầu tư xây dựng của đơn vị, chuẩn bị vật tư như: Cột, dây dẫn, các thiết bị phụ kiện và nhân công kỹ thuật. Về phía người dân, bà con sẽ hỗ trợ ngày công để cùng ngành điện tiến hành đào hố, chôn cột và kéo dây… Trong năm 2023, Điện lực đã thay thế, cải tạo được hàng chục cột sắt, cột bê tông tự đúc bằng các cột đảm bảo tiêu chuẩn của ngành điện, thay thế hàng nghìn mét đường dây hạ thế cũ nát ở khu vực nông thôn trên địa bàn 2 huyện.

Năm 2008, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, bán điện trực tiếp cho các hộ dân, PC Gia Lai là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện chủ trương trên. Công ty đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn với khối lượng trên 2.000km đường dây hạ áp, trong đó có trên 780km do nhân dân tự góp vốn đầu tư, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo đó, từ năm 2008 đến nay, Công ty đã tập trung nhiều nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới, huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn. Riêng năm 2023, PC Gia Lai đã triển khai cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn bằng nguồn vốn sửa chữa lớn được 31,9km, nguồn sửa chữa thường xuyên (tận dụng vật tư thu hồi từ dự án Đầu tư xây dựng, nhân lực các Điện lực) được 16,3km trên địa bàn các huyện Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Sê, Chư Prông và thành phố Pleiku.

Công nhân PC Gia Lai lắp đặt, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả (Ảnh: CTV)

Lưới điện nông thôn của Gia Lai khá đặc thù, trong đó có một phần là Nhà nước đầu tư (bằng ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã), và phần lớn là nhân dân tự đầu tư. Sau hơn 15 năm ngành điện tiếp nhận quản lý, hệ thống lưới điện hạ áp trên địa bàn đã cũ, xuống cấp rất nhiều. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện còn khoảng hơn 400-500km đường điện hạ áp cần cải tạo, sửa chữa và đầu tư.

Do đó, hiện nay, ngoài vấn đề đầu tư thường xuyên, PC Gia Lai còn tập trung vào đăng ký với ngành nguồn vốn để thực hiện cải tạo lưới điện nông thôn. Năm 2024, PC Gia Lai đã được Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) duyệt danh mục và giao kế hoạch vốn 150 tỷ đồng để triển khai 21 công trình cải tạo hoàn thiện lưới điện với với quy mô cải tạo trên 200km lưới hạ áp trên địa bàn 105 xã. Đến nay, đã có 09 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, vượt tiến độ được giao, đảm bảo cung cấp điện cho bà con buôn làng.

Với những nỗ lực của ngành điện cũng như cấp ủy chính quyền địa phương, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 100% số xã có điện, số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,6%. Những kết quả này cùng với những phương hướng kế hoạch đang được triển khai, chắc chắn rằng, lưới điện khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ sớm được đầu tư cải tạo hoàn thiện, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng sử dụng điện của người dân.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: PC Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu