Vùng dân tộc, miền núi trong hội nhập kinh tế quốc tế

Nông dân rất cần được hỗ trợ

Chia sẻ câu chuyện nuôi thủy hải sản, trồng rừng, trồng hồ tiêu, lúa gạo cho đến cây ăn quả…, nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015 không giấu được sự e ngại khi nhắc đến đầu ra cho sản phẩm. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế khu vực và thế giới, nông dân sẽ khó có thể có được thành công nếu chỉ “tự bơi”.
Nông dân rất cần được hỗ trợ
Nông dân rất cần sự hỗ trợ của nhà nước để tự tin hội nhập

Trăm nỗi âu lo

Theo chị Lê Thị Phượng - nông dân đến từ huyện miền núi Văn Yên, tỉnh Yên Bái, thế mạnh của gia đình chị cũng như nhiều hộ dân ở Yên Bái là trồng quế và sản xuất ra các sản phẩm từ loại cây này. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm của gia đình chị và bà con trong huyện vẫn phó mặc cho thương lái, giá cả được chăng hay chớ đều do thương lái định đoạt.

Không trồng trọt mà làm về chăn nuôi, nhưng nông dân Lê Quang Minh (Bình Dương) cũng có chung nỗi lo về đầu ra như bà Phượng. Gia đình ông Minh có 4 trại gà lạnh, từ nhiều năm nay ông nhận nuôi gia công gà lạnh cho 1 doanh nghiệp. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây khi thịt gà Mỹ giá rẻ ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, trại gà lạnh của ông Minh đã gặp rất nhiều khó khăn và phải ngừng hoạt động. “Bốn trại với số vốn đầu tư 6 - 7 tỷ đồng, giờ tôi chưa biết phải chuyển hướng ra sao? - ông Quang lo lắng.

Nhiều năm gắn bó với cây cà phê và đang làm giàu nhờ loại cây này nhưng ông Y Wit Nie (Buôn Hô, xã Ea Dương, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk), không giấu nổi nỗi lo âu khi mà người nông dân như ông vẫn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng phân bón giả, cây giống trôi nổi: “Nhiều người nông dân đã rơi vào cảnh nợ nần do cây giống chất lượng thấp và phân bón giả khiến cho năng suất cà phê giảm, chất lượng cà phê đạt thấp”.

Có thể nói, với mỗi nông dân, mỗi lĩnh vực mà họ theo đuổi đều có những khó khăn, thách thức riêng. Tuy nhiên, ngay cả với những nông dân nhanh nhạy và sáng tạo thì khó khăn lớn nhất, thường trực nhất vẫn là thị trường đầu ra cho sản phẩm. Bởi lẽ “sản phẩm tốt đến đâu, nếu không tiêu thụ được thì người nông dân cũng sẽ sớm rơi vào cảnh trắng tay”.

Để nông dân không phải “tự cứu mình”

Lâu nay, để vượt qua khó khăn, đại đa số nông dân vẫn phải “tự bơi”, “tự cứu mình”. Câu chuyện của nông dân Đinh Văn Thiêm (Nam Định) là một ví dụ. Để lai tạo thành công và làm giàu nhờ giống lợn siêu nạc, cá nhân ông phải chủ động học hỏi, đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật. “Nếu chỉ trông chờ vào nhà nước, chắc chắn tôi sẽ không có đàn lợn giống siêu nạc 200 con như hiện nay, cũng không thể trở thành người cung cấp giống đắt hàng mà nhiều người chăn nuôi biết tiếng...” - ông Thiêm tự hào.

Cố gắng là vậy, nhưng để sản xuất lớn, người nông dân không thể mãi “tự bơi” mà rất cần sự đấu mối, tìm kiếm và kết nối thị trường của Nhà nước, của các cơ quan, ban ngành chức năng. Bà Nguyễn Thị Thiện Mỹ (Kon Tum) chia sẻ: “Nông dân sản xuất nhỏ lẻ không thể lấy “trứng chọi với đá” được. Để trụ được với nghề trồng rau, củ quả xứ lạnh chất lượng cao hiện nay, chắc chắn tôi phải có những quyết định quan trọng. Trong đó tính tới việc mở rộng đầu tư, chuyên sâu vào một vài sản phẩm mà mình có thế mạnh, liên kết với các đối tác hoặc nhóm nông dân...”.

Lấy chính mô hình rừng lâm nghiệp của gia đình ra để ví dụ, ông Đoàn Xuân An (Tuyên Quang) khẳng định, trồng cây nguyên liệu là thế mạnh của Việt Nam, kể cả khi đã gia nhập thị trường chung ASEAN hoặc TPP. “Nhưng để nông dân giàu được từ rừng kinh tế, Nhà nước cần rà roát lại diện tích rừng sản xuất, những nơi nào nông - lâm trường hoạt động kém hiệu quả thì nên giao đất rừng cho nông dân” - ông An nhấn mạnh.

Với lĩnh vực sản xuất lúa, ông Nguyễn Quốc Hùng - nông dân sản xuất lúa giỏi của An Giang cho rằng: “Nhà nước cần xây dựng hẳn chiến lược phát triển ngành lúa gạo bài bản, trong đó tập trung hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ nông dân trồng lúa chất lượng cao với quy mô cánh đồng lớn và nông dân liên kết với doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, chứ không qua các khâu trung gian”.

Việc có chiến lược bài bản và phát triển mối liên kết 4 nhà (Nhà nông, nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học) sẽ góp phần thay đổi được tư duy làm ăn manh mún, nhỏ lẻ cố hữu của người nông dân. Với tư duy sản xuất mới, kỳ vọng người nông dân sẽ tránh được nỗi đau “thua ngay trên sân nhà”.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động