Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Về nơi nuôi ong lấy mật Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đưa mật ong thành sản phẩm hàng hoá

Là tỉnh miền núi, nằm ở địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển nông – lâm nghiệp. Tỉnh Lai Châu hiện có hơn 487.000 ha rừng, với tỷ lệ độ che phủ đạt hơn 51,5%. Mật ong rừng là một trong những sản vật đặc trưng, hiếm có ở Lai Châu. Ong rừng sống, xây tổ và làm mật tự nhiên nên mật ong rừng có mùi thơm tự nhiên hoàn toàn khác biệt so với các loại mật ong khác. Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 6 hàng năm là mùa của mật ong rừng, thời gian này là mùa hoa rừng nở, các loại ong đã no nê hút phấn hoa để sản sinh ra mật.

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời
Nghề nuôi ong mang lại giá trị cao cho bà con Phong Thổ (Ảnh: Trang Thông tin điện tử huyện Phong Thổ)

Để lấy được những lít mật ong rừng thơm ngon nguyên chất, trước đây bà con đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu phải đi bộ hàng mấy ngày trời để vào những khu rừng già tìm kiếm mật ong rừng. Sau khi lấy được tổ ong rừng, bà con cẩn thận mang về nhà loại bỏ sáp và ong già, lọc sạch rồi cho vào can hoặc chai để chứa. Mật ong rừng thường có màu đen sẫm, không vàng như các mật ong nuôi, tùy từng thời điểm khai thác mật, có vị ngọt dịu mang mùi hương của cả trăm loại hoa rừng. Đây là những đặc điểm làm nên sự khác biệt của mật ong Lai Châu so với những địa phương khác.

Sau này, bà con đi bắt ong trên núi về nuôi thuần lấy mật phục vụ nhu cầu của gia đình và người thân với quy mô nhỏ và chỉ áp dụng những kỹ năng được truyền tay, chứ chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi ong, nên năng suất và chất lượng không cao.

Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Lai Châu về chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025 đã có thêm nội dung hỗ trợ nuôi ong. Đây là điều kiện để các huyện, thành phố khuyến khích thành lập, thu hút các HTX đầu tư, liên kết nuôi, thu mua sản phẩm mật ong; đồng hành cùng chính quyền địa phương xây dựng thành công Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Với những ưu đãi từ văn bản này, cùng với các hộ dận trên hàng trăm hộ dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang tận dụng lợi thế từ đồi rừng nuôi ong lấy mật, mang lại giá trị kinh tế cao... Theo đó, nghề nuôi ong lấy mật đang được tỉnh Lai Châu xác định là hướng kinh tế mới, bền vững để chuyển đổi phương thức sản xuất cho người dân.

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời
Nghề nuôi ong mang lại giá trị cao cho người dân (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)

Thực hiện theo Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 700.000 đồng mỗi thùng. Nhờ chăm sóc tốt và phòng, chống rét nên đàn ong luôn phát triển ổn định, một số hộ đã tách đàn để nhân rộng mô hình. Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh đã phát triển được gần 10.000 thùng ong đem lại giá trị kinh tế cao. Trung bình mỗi năm, người nuôi ong có thu nhập đạt từ 1-1,5 triệu đồng/thùng ong, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Tạo chuỗi liên kết để tiêu thụ sản phẩm ổn định

Việc thu hoạch mật mang lại thu nhập khá cao cho người dân. Đây cũng là một trong những dự án được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân trên địa bàn

Các hộ tham gia mô hình chia sẻ, việc nuôi ong không vất vả, chủ yếu phòng, chống rét vào đông và cho ăn bổ sung cuối mùa từ tháng 8 trở đi. Đặc biệt, Sìn Hồ có sẵn các loại hoa từ vườn trái cây của gia đình cũng như trong bản nên không chỉ thuận lợi cho đàn ong phát triển mà con giúp bà con nông dân có nhiều thời gian để phát triển kinh tế.

Để đàn ong phát triển, người dân đúc kết kinh nghiệm từ đóng thùng nuôi ong đúng kỹ thuật, duy trì 1 con ong chúa và nuôi từ 3 - 4 cầu. Từ tháng 2 - 3, khi trời ấm áp, người dân tiến hành nhân đàn bằng cách dùng ấu trùng non làm mũ chúa, sau khi mũ chúa được 9 - 10 ngày tiến hành tách đàn.

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời
Sản phẩm mật ong Lai Châu được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Lazada

Đặc biệt, các hộ tham gia mô hình chủ yếu nuôi ngay tại vườn trái của gia đình nên rất thuận lợi cho việc theo dõi, chăm sóc. Đây là mô hình ít chi phí và thuận lợi đầu ra nên nhân dân dễ thực hiên, nhất là các hộ nghèo trên địa bàn.

Đơn cử, đầu năm 2022, Hợp tác xã Nông nghiệp Mường Mít ở bản Khoang, xã Mường Mít, huyện Than Uyên (Lai Châu) được thành lập với 9 hộ dân liên kết để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Hợp tác xã đã sử dụng máy hạ thủy phần nhằm lọc sạch cặn bẩn, nhộng, sáp ong và tách nước, đảm bảo thu được sản phẩm mật ong nguyên chất với tiêu chuẩn 3 không (không chất bảo quản, không phụ gia, không hương liệu. Đến nay, Hợp tác xã có 200 thùng ong với 100% giống ong tự nhiên đưa về thuần hóa.

Năm 2022, Hợp tác xã đưa ra thị trường hơn 2.000 lít mật, bán với giá 150.000 đồng/lọ 350ml, tạo thu nhập ổn định cho các hộ gia đình liên kết từ 50 - 60 triệu đồng/hộ/năm. Sản phẩm mật ong Thanh Xuân đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Tại huyện Tam Đường hiện có 2.246 đàn ong. Ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Hợp tác xã Ong Vàng, xã Bản Hon, huyện Tam Đường cho hay: Để mô hình liên kết thành công, chúng tôi chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi dưỡng, tách đàn cho các thành viên và hộ dân. Với trên 840 đàn ong, mỗi năm đơn vị thu về 1.200 lít mật với doanh thu trên 500 triệu đồng. Năm 2021, sản phẩm mật ong của Hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu, thị trường tiêu thụ cũng rộng hơn.

Cuối năm 2022, xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) cũng triển khai mô hình nuôi ong lấy mật cho các hộ gia đình trên địa bàn. Sau thời gian chăm sóc, đàn ong luôn phát triển tốt, cho thu nhập ổn định.

Nuôi ong đang được tỉnh Lai Châu xác định là hướng kinh tế mới, bền vững để chuyển đổi phương thức sản xuất. Giai đoạn 2021-2023, Lai Châu phát triển mới 5.893 thùng ong (trong đó, có 6 Hợp tác xã với trên 4.100 đàn ong; của hộ dân nuôi 1.755 đàn), nâng tổng số đàn ong toàn tỉnh lên 10.000 đàn. Trung bình mỗi năm người nuôi ong có thu nhập đạt từ 1-1,5 triệu đồng/thùng ong, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Về phía các địa phương, thời gian qua, các địa phương đã nỗ lực lớn để hỗ trợ người nông dân phát triển sản xuất và tiêu thụ mật ong theo hướng hàng hoá. Đơn cử, tại huyện Sìn Hồ, để triển khai có hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Sìn Hồ đã cử cán bộ chuyên môn đến các thôn bản tuyên truyền, vận động người dân tham gia, qua đó lựa chọn những hộ có tâm huyết với nghề nuôi ong để hỗ trợ.

Thời gian tới, trung tâm tiếp tục phối hợp hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật nuôi ong, đồng thời giúp người dân tăng đàn, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập. Chất lượng làm nên thương hiệu, hiện sản phẩm mật ong Sìn Hồ thu hoạch đến đâu có người thu mua đến đó với giá cả ổn định 150.000 đồng/lít.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giá trị kinh tế cao cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, nghề nuôi ong lấy mật ở Lai Châu đã và đang phát triển vượt bậc. Nhờ nuôi ong lấy mật bán ra thị trường, mà không ít hộ dân ở Lai Châu đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Để phát triển bền vững nghề nuôi ong lấy mật, thời gian tới, tỉnh Lai Châu tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố cần khuyến khích người dân phát triển nuôi ong theo hướng trang trại, gia trại kết hợp với trồng trọt. Chú trọng thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương cần tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm mật ong.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Xem thêm