Hơn 37% cán bộ tỉnh Lai Châu là dân tộc thiểu số

Mục tiêu xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ tại tỉnh Lai Châu đã đạt kết quả tích cực khi hơn 37% cán bộ tại tỉnh đến từ dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Tháo gỡ khó các dự án lưới truyền tải điện Lai Châu: Hội báo Xuân Ất Tỵ và Ngày thơ Việt Nam Lai Châu: Độc đáo Lễ hội Grâuk Taox Cha xã Sùng Phài

Lai Châu tăng cường xây dựng chất lượng cán bộ là dân tộc thiểu số

Trong thời gian qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, đặc biệt là Bộ Nội vụ và sự phối hợp của các cấp, các ngành, UBND tỉnh Lai Châu đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, như: Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/3/2021 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

HĐND tỉnh Lai Châu cũng ban hành Nghị quyết số 23/2023/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Qua đó, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh, đồng thời tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, tạo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Tỉnh ủy xác định hằng năm dành 40% chỉ tiêu để tuyển dụng riêng người dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa: TTXVN
Tỉnh ủy xác định hằng năm dành 40% chỉ tiêu để tuyển dụng riêng người dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa: TTXVN

Đáng chú ý, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/3/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu xác định hằng năm dành 40% chỉ tiêu để tuyển dụng riêng người dân tộc thiểu số. Kết quả, từ năm 2020 đến nay toàn tỉnh đã tuyển dụng được 1.023 công chức, viên chức, trong đó 93 công chức (dân tộc thiểu số 51 người, chiếm 54,83%), 930 viên chức (dân tộc thiểu số 592 người, chiếm 64%). Tiếp nhận vào làm công chức 161 công chức, trong đó dân tộc thiểu số 39 người, chiếm 24,22%.

Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên. Toàn tỉnh có 5.916 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số (chiếm 37,39% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức). Trong đó, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cấp tỉnh chiếm 27,25%, vượt 7,25% so với tỷ lệ đề ra; cấp huyện chiếm 42,22%, vượt 7,22% so với tỷ lệ đề ra; cấp xã chiếm 77,4%, vượt 27,4% so với tỷ lệ đề ra.

Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên tại tỉnh Lai Châu chiếm 74,13%, cao đẳng chiếm 11%, trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị chiếm 2,35%, trung cấp lý luận chính trị chiếm 12,08%.

Cùng với đó, công tác nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số của Ban Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc các huyện, thành phố tại tỉnh ều vượt tỷ lệ theo quy định. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý cũng được cải thiện. Cụ thể, Trưởng, phó các sở, ban, ngành tỉnh là dân tộc thiểu số đạt 15%, trong đó có 12/27 sở, ban, ngành tỉnh đạt 44,4%. Trưởng, phó cấp phòng thuộc sở, ban, ngành tỉnh đạt 13%, trong đó có 30/111 tổ chức, đơn vị đạt 27%. Trưởng phó các phòng chuyên môn cấp huyện đạt 27%, trong đó có 49/95 cơ quan đạt 48,4%.

5 giải pháp trọng tâm

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, UBND tỉnh đã xác định 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Một là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Đảm bảo các cơ quan, đơn vị có vai trò trong quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, khuyến khích họ tự học tập, tu dưỡng, và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chính sách trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo đối với đội ngũ này.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ theo các quy định, thực hiện tốt các nghị quyết và kế hoạch nâng cao chất lượng nhân lực. Đảm bảo triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số.

Bốn là, chú trọng phát hiện và đào tạo học sinh giỏi người dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc ít người, từ các trường nội trú và chuyên nghiệp. Đảm bảo tuyển dụng công chức, viên chức với ít nhất 40% chỉ tiêu dành cho người dân tộc thiểu số, ưu tiên các dân tộc ít người như Cống, Mảng, La Hủ, Si La, Lự, Lào. Lộ trình cụ thể sẽ giúp bố trí công việc cho sinh viên cử tuyển và tăng cường tuyển dụng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.

Năm là, thường xuyên rà soát chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đánh giá đúng năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Chú trọng bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ người dân tộc thiểu số vào các vị trí lãnh đạo ở các ngành, lĩnh vực chưa có hoặc ít cán bộ dân tộc thiểu số. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân tộc thiểu số, kịp thời phát hiện và giải quyết khó khăn, bất cập ở cơ sở.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, tỉnh Lai Châu đề xuất một số nội dung. Cụ thể, đề nghị các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đề nghị mở rộng đối tượng hưởng chế độ cử tuyển theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn tham gia học cử tuyển, góp phần khắc phục tình trạng thiếu cán bộ, đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc.

Đề nghị sửa đổi quy định tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Đồng thời có chính sách đặc thù trong tuyển dụng công chức, viên chức cho người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi để đạt tỷ lệ cán bộ theo Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tỉnh nhà và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng góp to lớn vào Ðại thắng mùa Xuân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày mai (4/4/2025), thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Bình Thuận là tỉnh trội hơn về quy mô kinh tế so với 2 địa phương còn lại. Tuy nhiên, nếu sáp nhập 3 tỉnh này với nhau sẽ có nhiều dư địa để phát triển.
Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp với lãnh đạo địa phương sáp nhập chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh khi sáp nhập.

Tin cùng chuyên mục

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Chiều 3/4, TP. Hải Phòng tổ chức lễ phát động giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 năm 2025, với chủ đề “Hải Phòng - thành phố thân thiện”.
Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Có những thời điểm Đồng Nai và Bình Phước đều thuộc trấn Biên Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, 2 địa phương này đã khẳng định sức vóc trong khu vực.
Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Sáng 3/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Bộ tư lệnh Quân khu 4 vừa phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc'.
Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Lễ meeting hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào hiến máu tình nguyện đã có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn TP. Hải Phòng tham gia lớp tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí.
Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Dự án cầu vượt đường sắt Đồng Hới chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực tháo gỡ để sớm hoàn thành công trình.
TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.
Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh không chỉ lưu giữ những dấu ấn lịch sử mà còn là nơi hun đúc những con người kiệt xuất, đầy trí tuệ, nghị lực, giàu lòng yêu nước và nghĩa hiệp.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Mobile VerionPhiên bản di động