Quản lý an toàn thực phẩm

Nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương

Trong phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/4/2017, Đoàn giám sát của Quốc hội về an toàn thực phẩm (ATTP) đã có nhiều ý kiến lo ngại trước tình trạng mất ATTP đang diễn ra hiện nay.
Nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương
Người dân vùng cao ít quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm

Quá nhiều vi phạm về ATTP

Đoàn giám sát của Quốc hội về ATTP cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, cả nước đã thành lập 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành vời sự tham gia của các ngành chức năng: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo... tiến hành kiểm tra tại 3.350.035 cơ sở; phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm, chiếm 20,3%.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các chế tài xử phạt đã được đẩy mạnh qua các năm, cụ thể, tỉ lệ cơ sở bị phạt tiền (trước đây chỉ là cảnh cáo) tăng từ 30% năm 2011 lên 67,1% trong năm 2016; số tiền phạt trung bình 1 cơ sở tăng từ 1,35 triệu đồng (năm 2011) lên 3,73 triệu đồng (năm 2016)... Ngoài việc thanh, kiểm tra theo kế hoạch, các Bộ, ngành đã tiến hành nhiều đợt thanh, kiểm tra đột xuất, đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP.

Trong giai đoạn 2011-2016, ngành Công Thương đã kiểm tra, xử lý 55.580 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP; tổng số tiền thu được từ việc xử phạt vi phạm hành chính là 143,445 tỷ đồng; trị giá hàng hóa là 90,084 tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 14.787 cuộc kiểm tra về ATTP đối với 151.017 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản; xử phạt cảnh cáo 11.324 cơ sở (chiếm 7%), xử phạt tiền 6.138 cơ sở (chiếm 4%) với tổng số tiền phạt là 18.968 triệu đồng.

Nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương

Tuy nhiên, thực phẩm bẩn vẫn đang là “quốc nạn” và nhiều nguyên nhân đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập đến, trong đó có những nguyên nhân dường như là bất khả kháng. Đó là việc nước ta mới triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP được trên 10 năm, một thời gian quá ngắn để giải quyết vấn đề quá lớn đó là vấn đề ATTP, trong khi xuất phát điểm của công tác quản lý ATTP ở Việt Nam ở mức thấp.

Nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương
Những quán ăn ở chợ vùng cao thường không đảm bảo an toàn thực phẩm

Mặc dù đã được Chính phủ quan tâm nhưng đầu tư kinh phí cho công tác quản lý ATTP ở nước ta còn thấp. Kinh phí giai đoạn 2001 – 2005 là 780 đồng/người/năm), giai đoạn 2006 - 2010 kinh phí được tăng lên khoảng 1.600 đồng/người/năm, năm 2014 kinh phí lại bị cắt giảm 60% so với năm 2013, do vậy giai đoạn 2011- 2015 bình quân đầu người mới chỉ đạt khoảng 2.800 đồng/người/năm, đây là mức rất thấp so với các nước khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, vi phạm về ATTP có thể bị tù chung thân, tử hình. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm nhẹ nhất là 2 – 5 năm tù. Nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị tù chung thân hoặc tử hình. Do vậy, hành lang pháp lý hiện nay hoàn toàn đủ sức răn đe với các tội phạm liên quan tới vấn đề ATTP.

Song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, luật có đầy đủ nhưng xử lý rất khó. Vì không có tiêu chí nào đánh giá sức khỏe tổn hại như thế nào. Chính vì vậy, nghe rất nghiêm khắc nhưng lại không xử được ai. Như vậy, tính nghiêm khắc không còn.

Trong báo cáo của Chính phủ nêu, giai đoạn 2011 -2016, số vi phạm về ATTP chuyển xử lý hình sự là 300 vụ nhưng chỉ khởi tố được một số ít các vụ. Về vấn đề này, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an - cho rằng, Bộ Luật Hình sự có quy định các tình tiết gây hậu quả: nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại chưa được cụ thể hóa hậu quả này là như thế nào nên việc xử lý rất khó. Hơn nữa, việc giám định người bị ảnh hưởng, độc tố cũng rất khó khăn vì nhiều khi hậu quả không xảy ra ngay.

Thực tế, các văn bản pháp luật đã quy định rất rõ ràng nhưng những người có trách nhiệm không thực thi đầy đủ. Để xảy ra các vụ mất ATTP ở các địa phương, trách nhiệm của các bộ là rất lớn, nhưng tai mắt của các bộ không thể về hết các địa phương. Vấn đề hiện nay là các địa phương cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP chứ không nên đổ lỗi cho các quy định của pháp luật.

Châu Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm