Thứ sáu 08/11/2024 01:40

Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được hỗ trợ kinh phí nhằm mở rộng phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa.

Trong những năm qua, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã được Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, hỗ trợ kinh phí nhằm mở rộng phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa. Nhờ đó, Chương trình mỗi xã môt sản phẩm (OCOP) của huyện Mèo Vạc đã có những bước phát triển mang tính đột phá.

Một góc phiên chợ bò huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới và là một trong 4 huyện thuộc vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ). Bên cạnh đó, Mèo Vạc là huyện nghèo được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mèo Vạc là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc Mông, Hoa, Pu Péo, Na Chí, Nùng… trình độ dân trí của đa số đồng bào còn thấp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, các điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Mèo Vạc khá thuận lợi cho phát triển các sản phẩm OCOP. Huyện Mèo Vạc đã xác định: Phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa là nền tảng quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững.

Được sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Mèo Vạc đã đề ra các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá bằng việc hỗ trợ lãi suất cho các hộ và nhóm hộ gia đình, các chủ thể sản xuất ra sản phẩm OCOP để đầu tư mua sắm máy móc, dây truyền sản xuất và mời các chuyên gia tập huấn kỹ thuật… Từ những chủ trương đó, chương trình phát triển OCOP theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Mèo Vạc ngày càng được mở rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, từ tháng 3/2018 - 8/2023, huyện Mèo Vạc đã có 15 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao cấp tỉnh.

Có thể kể một số sản phẩm đặc thù của huyện Mèo Vạc như: 4 sản phẩm mật ong bạc hà của 2 chủ thể là Hợp tác xã Tuấn Dũng và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng; gà xương đen, lợn đen Lũng Pù; thịt khô bò Vàng, rượu hạ thổ Lũng Phìn, dê núi đá…

Gà xương đen - sản phẩm OCOP đặc thù của Mèo Vạc

Từ cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 đối với huyện nghèo; sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương đã khuyến khích người dân và các cơ sở của huyện Mèo Vạc khai thác tiềm năng của địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá. Để mở rộng phát triển các sản phẩm OCOP, các cơ sở sản xuất của huyện Mèo Vạc đã đầu tư dây truyền sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật… nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trực tiếp làm ra sản phẩm.

Có thể khẳng định: Chương trình hỗ trợ người dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân Mèo Vạc. Bên cạnh đó, chương trình OCOP của huyện Mèo Vạc đã khai thác được những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trực tiếp làm ra sản phẩm

Đồng chí Nguyễn Huy Sắc - Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Trong những năm vừa qua, Chương trình OCOP của huyện đã được hỗ trợ từ các chính sách của tỉnh và của Trung ương thông qua các chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025. Nhờ đó, huyện đã mở rộng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa. Trong những năm qua, Chương trình OCOP đã góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo đối với người dân trực tiếp làm ra sản phẩm. Nhằm phát huy những kết quả đạt được huyện sẽ tiếp tục phát huy hiệu các nguồn kinh phí của Chương trình giảm nghèo bền vững nhằm hỗ trợ người dân, các hợp tác xã và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.

Từ thực tiễn có thể khẳng định: Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Mèo Vạc là một định hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đối với người dân của huyện trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Phạm Văn Phú
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả