Thứ bảy 10/05/2025 10:11

Lào Cai: Thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị phối hợp triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và thương mại nông sản trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất gắn với thị trường

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và thương mại nông sản trên địa bàn tỉnh theo Công điện số 265/CĐ-TTg ngày 17/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đối với nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và thương mại nông sản, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và UBND cấp huyện tập trung tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cắt giảm thủ tục hành chính không thật cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu vào các ngành hàng chủ lực của tỉnh như: Chè, quế, chuối, dứa, dược liệu…

Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống.

Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế, đi vào chiều sâu theo hướng đa giá trị, quy mô lớn, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, tuần hoàn, phát thải thấp, thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, có sức cạnh tranh cao.

Tập trung hỗ trợ, phát triển hợp tác xã và các mô hình hợp tác trong nông nghiệp; nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế biến sâu nông sản, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với định hướng chung của tỉnh và Trung ương.

Triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023 - 2025; hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đăng ký cấp mã số vùng trồng… phục vụ xuất khẩu nông sản; triển khai hiệu quả “Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

Tăng cường xúc tiến thương mại nông sản

Sở Công Thương Lào Cai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 06/01/2023 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2023 -2025; Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước có liên quan đến xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh biết để xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất sản phẩm phù hợp với các thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản;

Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại theo hướng như sau: Chú trọng tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ về xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, trong đó tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối giao thương bằng hình thức trực tuyến;

Tổ chức các hội thảo, tập huấn, phổ biến, tuyên truyền nội dung các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh...

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với định hướng sản xuất của Trung ương, địa phương nhằm hướng đến thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông, lâm thủy sản; tập trung phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực cấp tỉnh và các sản phẩm tiềm năng của địa phương phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương hướng đến thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông lâm sản và thủy sản; các nội dung của Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển Nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 – 2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Rà soát, bố trí đất sản xuất, xem xét chuyển đổi các diện tích cây trồng có năng suất, hiệu quả thấp sang các loài cây khác có giá trị kinh tế cao hơn; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; rà soát, đề xuất các chương trình, dự án cụ thể về phát triển nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm, thủy sản gửi Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét theo quy định.

Phòng Thông tin - Tuyên truyền, TTKN Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị