Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung quy định biệt phái rõ ràng, tránh kéo dài và lạm dụng, thời hạn biệt phái không quá 3 năm.
Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Làm rõ khái niệm biệt phái, chống lạm dụng

Chiều 7/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở Tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai)
Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai)

Tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai) nêu rõ: Cần làm rõ khái niệm “biệt phái” để không bị hiểu sai hoặc vận dụng tuỳ tiện. Theo ông, quy định hiện hành về biệt phái cán bộ chưa đủ chặt chẽ, dễ dẫn tới việc điều động không đúng bản chất nhiệm vụ.

Đại biểu Hà Đức Minh đề xuất bổ sung cụm từ “trong khoảng thời gian nhất định” để phù hợp với thực tiễn và Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, đồng thời xác định thời hạn biệt phái không quá 3 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Cụ thể, Đại biểu Quốc hội Hà Đức Minh đề nghị sửa quy định thành: “Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ”.

Sự rõ ràng này, theo Đại biểu Hà Đức Minh, sẽ giúp tránh tình trạng biệt phái kéo dài, thiếu kiểm soát, dễ dẫn đến lạm dụng quyền lực hoặc né tránh luân chuyển theo quy trình bình thường.

Siết kỷ luật cán bộ bị kết án, chống bao che nội bộ

Đề cập đến việc xử lý cán bộ, công chức bị kết án, Đại biểu Hà Đức Minh thẳng thắn: “Cán bộ, công chức bị Tòa án kết án phạt tù không hưởng án treo hoặc phạm tội tham nhũng sẽ bị bãi nhiệm hoặc buộc thôi việc là đúng. Tuy nhiên, cần mở rộng áp dụng cả cho các trường hợp bị kết án phạt tù hưởng án treo”.

Đại biểu Hà Đức Minh lý giải, theo quy định của Đảng, cán bộ bị kết án dù hưởng án treo cũng thường bị khai trừ. Do đó, việc để họ tiếp tục công tác sẽ gây khó khăn trong quản lý, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức. Quy định sửa đổi cần đảm bảo tính nghiêm minh, đồng thời gửi thông điệp rõ ràng rằng: “Không khoan nhượng với hành vi vi phạm pháp luật, dù ở mức độ nào”.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng đề xuất hoàn thiện quy định về xếp loại đánh giá công chức. Với trường hợp công chức không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp, cần xem xét bố trí lại vị trí thấp hơn hoặc cho thôi việc, đảm bảo không có “vùng an toàn” cho sự trì trệ trong hệ thống công vụ.

Cần giữ nguyên quyền chất vấn Chánh án, Viện trưởng như Hiến pháp 2013

Góp ý tại phiên thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn Hậu Giang) tập trung vào hai vấn đề lớn. Trước hết, tại khoản 2 Điều 9 của dự thảo, bà đề nghị bổ sung đầy đủ thành phần “đoàn viên” trong nhóm các đối tượng đại diện của năm tổ chức chính trị – xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo bà, đây là điểm cần thiết nhằm bảo đảm tính đại diện trọn vẹn, phản ánh đúng bản chất chính trị của các tổ chức như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Công đoàn Việt Nam.

Đại biểu Hà Đức Minh: Không khoan nhượng với công chức vi phạm pháp luật
Đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn Hậu Giang)

Đại biểu Thái Thu Xương nhấn mạnh: Những tổ chức này không chỉ là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mà còn là lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhân dân. Các tổ chức này còn có trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Với Điều 10 của dự thảo, quy định về tổ chức Công đoàn, đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “được thành lập trên cơ sở tự nguyện, trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” do nội dung này đã được nêu rõ ở Điều 9, tránh trùng lặp và đảm bảo tính cô đọng của văn bản pháp luật.

“Quy định đã khẳng định rõ vị trí, vai trò của năm tổ chức chính trị – xã hội trực thuộc Mặt trận. Tôi thống nhất cao với nội dung sửa đổi, để phù hợp với tinh thần Nghị quyết 60 của Trung ương”, bà nói.

Không nên cắt bỏ quyền chất vấn đối với Tòa án và Viện Kiểm sát

Vấn đề thứ hai được đại biểu Thái Thu Xương nêu ra là tại khoản 2 Điều 115 liên quan đến quyền chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Dự thảo lần này đề xuất không đưa Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) vào nhóm đối tượng bị chất vấn. Đại biểu kiên quyết đề nghị giữ nguyên quy định như trong Hiến pháp năm 2013.

Theo đại biểu, Chánh án và Viện trưởng là người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật, phải chịu trách nhiệm giải trình trước Nhân dân. Việc giữ nguyên quy định chất vấn là bảo đảm nguyên tắc giám sát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. “Đó là trọng trách chính trị cần được tiếp tục khẳng định”, bà nhấn mạnh.

Về lý do đưa ra đề xuất điều chỉnh, Tờ trình cho biết sắp tới theo chủ trương của Đảng sẽ kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, đồng thời tổ chức TAND và VKSND khu vực thay thế. Vì không còn HĐND cấp huyện nên không có cơ quan giám sát trực tiếp. Tuy nhiên, bà Thái Thu Xương cho rằng: Dù thay đổi mô hình thì TAND và VKSND khu vực vẫn trực thuộc TAND, VKSND cấp tỉnh. Do đó, trách nhiệm giải trình và quyền giám sát cần tiếp tục được giữ tại cấp tỉnh như hiện nay.

Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội khóa XV

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách thực chất, khả thi, tạo đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, 90 trong 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã theo mô hình chính quyền 2 cấp.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa Hiến pháp lần này là yêu cầu cấp thiết, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý.
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá việc sửa Hiến pháp lần này được kỳ vọng giúp bộ máy vận hành tinh gọn, pháp luật đồng bộ, tăng hiệu lực, hiệu quả.
Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Cột cờ A Pa Chải khánh thành tại cực Tây Tổ quốc - biểu tượng chủ quyền thiêng liêng, điểm nhấn du lịch và văn hóa đặc sắc của tỉnh Điện Biên.
Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.
Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã được chỉnh lý sát thực tế, tiếp thu tối đa góp ý Đại biểu Quốc hội, đảm bảo linh hoạt và khả thi khi triển khai.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đặt trọng tâm vào mô hình 2 cấp chính quyền, tăng phân quyền, giảm trung gian, sát dân hơn.
Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động