Lào Cai: Thu gần 115 tỷ đồng từ cây ăn quả ôn đới

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cây ăn quả ôn đới năm 2023, ước tính thu được gần 115 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ so với 2022.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai duy trì ổn định Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Huyện Bắc Hà vốn nổi tiếng là vùng trọng điểm trồng cây ăn quả ôn đới của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc với diện tích đạt 1.079ha, sản lượng thu được năm 2023 là 4.028 tấn, trong đó, đào 33 tấn; mận tam hoa 2.235 tấn; mận địa phương 416 tấn; lê VH6 928 tấn và lê địa phương 416 tấn, giá trị thu được đạt 114 tỷ 920 triệu 500 ngàn đồng, tăng gần 25 tỷ đồng so với năm 2022. Đây cũng là vùng tập trung nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Vùng cao Bắc Hà nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả ôn đới

Mận tam hoa là sản phẩm cây ăn quả cho nguồn thu lớn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống bà con nông dân

Đây là kết quả từ việc triển khai Dự án “Cải tạo vùng mận tam hoa Bắc Hà” và Dự án “Phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao” trên địa bàn huyện. Cùng với đó huyện Bắc Hà cũng chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm cây ăn quả địa phương như: Dự án "Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mận của địa phương với 4 sản phẩm là mận tam hoa, mận Tả Van, mận hậu, mận Tả Hoàng Ly"; phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa điều tra, khảo sát, lập hồ sơ, bản đồ, thiết kế logo cho sản phẩm mận và xây dựng hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt cấp chứng nhận…

Việc chủ động triển khai các biện pháp tìm đầu ra cho mận tam hoa và các loại cây ăn quả ôn đới như lê, đào, mận tả van... Đặc biệt, việc đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử là cơ hội để tìm "đầu ra" cho trái cây ăn quả ôn đới đặc sản, phòng ngừa nguy cơ bế tắc thị trường, nông dân thua lỗ, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con vùng dân tộc thiểu số, từ đó đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

Lào Cai: Vùng cao Bắc Hà nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả ôn đới

Mùa trái chín, nhất là mùa mận tam hoa và lê VH6 chín còn hút khách du lịch đến với cao nguyên Bắc Hà

Bên cạnh đó, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới còn gặp không ít khó khăn do sản phẩm cây ăn quả quả ôn đới trên địa bàn huyện hiện được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi không qua chế biến. Trên địa bàn huyện hiện có 1 Hợp tác xã Quang Tôm, xã Tả Chải chuyên sản xuất rượu mận, mận sấy dẻo; 01 tổ Hợp tác sản xuất rượu mận, rượu lê sản lượng tiêu thụ hàng năm ước khoảng 65-70 tấn quả tươi nên giá trị thu được chưa cao, hiện tượng được mùa giá thấp và giá vào thời điểm chính vụ không cao, khó bán lặp lại nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, khả năng dự báo nhu cầu thị trường còn hạn chế. Sản xuất hàng hóa với thị trường tiêu thụ mặc dù đã có sự gắn kết, nhưng chưa chặt chẽ. Sản xuất đã được tổ chức theo chuỗi giá trị, liên kết sản xuất đã hình thành tuy nhiên mức độ liên kết giữa người dân với doanh nghiệp còn lỏng lẻo.

Công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược xây dựng các nhà máy chế biến sâu nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm. Công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, ít sản phẩm chế biến sâu, chủ yếu vẫn là sơ chế nên giá trị nông sản thấp.

Mặt khác, năm 2023, do ảnh hưởng của EL Nino, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển dẫn đến năng suất, sản lượng giảm so với cùng kỳ, đặc biệt cây mận Tả Van. Giá thu mua nông sản chưa ổn định làm ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sản xuất. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn hạn chế; việc cơ giới hóa, đưa giống mới vào sản xuất chưa phát triển; sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ, nông nghiệp sạch chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu vẫn canh tác theo quy trình kỹ thuật truyền thống

Trong thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong khối sản xuất; UBND các xã, thị trấn có diện tích cây ăn quả ôn đới hướng dẫn, đôn đốc nhân dân thực hiện tốt công tác chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho diện tích cây vừa thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng và tăng năng suất quả các năm tiếp theo.

Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tập trung phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận hữu cơ, truy suất nguồn gốc, các sản phẩm chế biến sâu để tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến nông, lâm sản. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản của huyện; tìm kiếm, thu hút các doanh nghiệp, Hợp tác xã đến liên kết, ký kết biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng của huyện.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Xem thêm