CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học
Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới
Tiêu điểm
Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov
Thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)
Hội đồng Vàng Thế giới nhận định gì về triển vọng thị trường vàng?
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường
Toàn cảnh thế giới 15/11: Israel liên tục 'nã pháo' vào Beirut, Hezbollah sẵn sàng rút quân
Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại xưởng bao bì trên địa bàn huyện Hoài Đức, khói đen mù mịt
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (Bài 1)
Hội thảo về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu
Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện
Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu
Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm
Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện, tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện năm 2025
Ngày 14/11, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
Toàn cảnh cuộc họp bàn kế hoạch cung cấp điện năm 2025. |
Năm 2024 là năm có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng, nhưng công tác cung ứng điện trong năm đã cơ bản hoàn thành tốt, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế đất nước. Kết quả này đã chứng tỏ công tác dự báo, xây dựng kế hoạch và điều chỉnh nguồn cung ứng điện theo từng giai đoạn đã góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo cung ứng điện trong năm.
Năm 2025 được dự báo sẽ là năm có tốc độ tăng trưởng rất cao, cả nước đang phấn đấu đạt mức tăng tưởng khoảng 7-8%, từ năm 2026 trở đi phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 10%. Với tốc độ này nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, xã hội là rất lớn, vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần thiết phải xây dựng kế hoạch cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện sát với yêu cầu thực tiễn, trên tinh thần an toàn là trên hết.
Để thực hiện kế hoạch, chuẩn bị đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện của năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống, tuân thủ các quy định của pháp luật, tối ưu chi phí mua điện của toàn hệ thống và bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng.
Cùng đó, Bộ trưởng cũng đề nghị và giao nhiệm vụ chung cho các đơn vị, Tập đoàn, Tổng công ty. Các đơn vị này phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp vận hành hệ thống điện quốc gia và bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất điện, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro. Các tập đoàn cũng được yêu cầu rà soát và xử lý triệt để các hỏng hóc, bảo đảm các nhà máy luôn sẵn sàng hoạt động, tránh lặp lại sự cố như trước đây.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu các Tập đoàn, tổng công ty tăng cường kiểm tra và giám sát đối với các chủ đầu tư nhà máy điện nhằm bảo đảm duy trì sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, các dự án về nguồn điện, trạm biến áp, và thiết bị lưu trữ điện sẽ được đẩy nhanh tiến độ.
Để chuẩn bị cho các tình huống bất thường, mỗi đơn vị cũng phải chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ vật tư và thiết bị kỹ thuật, sẵn sàng ứng phó với thiên tai nhằm giảm thiểu tác động đến hệ thống cung ứng điện.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là hoàn thiện cơ chế giá cho các loại hình điện năng, yếu tố then chốt để đảm bảo vận hành hệ thống điện hiệu quả và bền vững.
Buổi họp đã lắng nghe 15 ý kiến của đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, báo cáo về tình hình thực hiện cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện năm 2024 vả dự kiến kế hoạch năm 2025; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với Bộ Công Thương để đảm bảo cung ứng điện năm 2025 và cung cấp đủ than, khí cho sản xuất điện năm 2025.
Ông Thích Minh Tuệ làm đơn đề nghị người dân không tụ tập đông người
Ông Thích Minh Tuệ (tên khai sinh là Lê Anh Tú) vừa làm đơn đề nghị người dân không tụ tập đông người và phát tán hình ảnh cá nhân của mình lên mạng xã hội.
Ông Thích Minh Tuệ đề nghị không phát tán phát tán hình ảnh cá nhân của ông lên mạng xã hội |
Ngày 13/11, theo thông tin từ Báo Công an nhân dân cho biết: Trong lá đơn viết tay, ông Thích Minh Tuệ xưng là “con”, mong muốn mọi người dân không tụ tập đông người để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông (ATGT), để đảm bảo cho việc khất thực tu học của ông. Ông Minh Tuệ còn đề nghị cơ quan chức năng "xử lý những ai đưa thông tin về con lên mạng xã hội khi chưa được phép của con".
Ông Minh Tuệ cũng khẳng định bản thân ông chưa phải là thiền sư, phật hay thần thánh mà chỉ là một công dân đang học tập theo lời Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, mong người dân tạo điều kiện cho ông được học tập những điều tốt đẹp một cách thuận lợi. Nguyện vọng của ông Minh Tuệ là học theo 13 hạnh đầu đà theo lời Phật dạy và tuân thủ các quy định của pháp luật, của Nhà nước.
Trước đó, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, việc ông Thích Minh Tuệ đi bộ khất thực đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm hàng ngàn người dân hiếu kỳ đi theo, tụ tập đông người làm ảnh hưởng an ninh, trật tự và an toàn giao thông ở một số địa bàn.
Theo nguồn tin từ công an tỉnh Gia Lai, trong tháng 6/2024, đoàn người đi theo ông Thích Minh Tuệ có 3/70 người cạo trọc đầu và 16/130 TikToker, YouTuber đến từ tỉnh An Giang; có 2/70 người cạo trọc đầu và 12/130 TikToker, YouTuber đến từ tỉnh Kiên Giang. Mới đây, thông tin ông Minh Tuệ về huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai đã thu hút rất đông người dân tìm đến.
Định hướng xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Australia
Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tốt Hiệp định này, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu vào các nước nằm trong Hiệp định có sự tăng trưởng mạnh. Trong đó có những thị trường có sự tăng trưởng lên đến hàng trăm %, đặc biệt là những thị trường chưa khai thác trước đây và những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông lâm thuỷ sản, điện tử...
Trong CPTPP, Australia là đối tác có nhiều FTA với Việt Nam bao gồm Hiệp định FTA giữa ASEAN và Australia và New Zealand (AANZFTA- An zét FTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định CPTPP. Đây là điều kiện rất thuận lợi để hàng hóa Việt Nam tăng cường xuất khẩu và có chỗ đứng vững chắc.
Xây dựng thương hiệu giúp tận dụng tốt hơn những cơ hội và giá trị do các Hiệp định thương mại tự do mang lại, trong đó có Hiệp định CPTPP để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Australia. Ảnh: Thái Anh |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Australia đạt 10,84 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ 2023; trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Australia đạt 5,03 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ.
Dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, nhưng hàng hóa gắn thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.
Chỉ ra nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng, đó là do các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa chú trọng, cũng như chưa hợp lực để xây dựng thương hiệu ngành hàng, sản phẩm chủ lực cũng như thương hiệu doanh nghiệp.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, Australia là thị trường có tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như là điều kiện sinh học, thậm chí thị trường này còn có tiêu chuẩn cao hơn cả Liên minh châu Âu hay Hoa Kỳ, do đó, để “hòa mình” vào dòng chảy hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần xác định việc xây dựng thương hiệu phải là một trong những ưu tiên song song với việc gia tăng số lượng giá trị hàng hoá dự kiến xuất khẩu vào một thị trường.
Hay nói cách khác, để xây dựng thương hiệu tại thị trường Australia, doanh nghiệp không nên cứng nhắc mà nên xác định đi bằng cả hai chân: vừa sản xuất theo đơn hàng, thương hiệu của đối tác/nhà nhập khẩu và vừa xây dựng thương hiệu riêng của mình. Bởi các đơn hàng mang tính chất gia công sẽ giúp doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động…; nhưng về dài hạn cần xây dựng một thương hiệu riêng để gia tăng giá trị cho sản phẩm, uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu giúp tận dụng tốt hơn những cơ hội và giá trị do các Hiệp định thương mại tự do mang lại, trong đó có Hiệp định CPTPP để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Australia. Tuy nhiên không có con đường giống nhau cho tất cả mọi doanh nghiệp và ngành hàng trong câu chuyện xây dựng thương hiệu riêng.
Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, đối với các doanh nghiệp phát triển những dòng sản phẩm có tính sáng tạo cao, có tính riêng, tính mới như ngành hàng thực phẩm chế biến, hay lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ xây dựng, dịch vụ nhượng quyền thương mại, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin… nên xây dựng thương hiệu riêng một cách bài bản. Các ngành công nghiệp có thế mạnh về công nghệ sản xuất, chủ động nguồn nguyên vật liệu như hàng may mặc thời trang, giày dép, túi xách… nên mạnh dạn đầu tư phát triển thương hiệu riêng, nhằm khai thác những phân khúc thị trường thay đổi nhanh, thị hiếu tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng và có biên độ lợi nhuận cao.
Điều quan trọng trong câu chuyện phát triển thương hiệu riêng là “buôn có bạn bán có phường”, các doanh nghiệp cần đi chung với nhau và đồng hành với các hiệp hội ngành hàng để cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường theo từng giai đoạn.
Dấu ấn 15 năm Ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 13/11/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'; Xuất khẩu gỗ đặt kỳ vọng tăng trưởng mạnh vào cuối năm; Định hướng xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Australia.
15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2009 theo Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị |
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2009 theo Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta.
Trong suốt 15 năm qua, Bộ Công Thương đã luôn bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động để chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trên các mặt công tác.
Sáng 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Sau 15 triển khai, Cuộc vận động đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đáng chú ý, hàng Việt tại các các kênh phân phối chiếm tỷ lệ khá cao, trên 80% tại các siêu thị; từ 60% trở lên tại kênh bán lẻ truyền thống.
Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI. Theo điều tra của VCCI, năm 2023 có 63,3% doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa và dịch vụ đầu vào của các doanh nghiệp Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với 12,4% của năm 2010.
Với ngành Công Thương, Cuộc vận động không chỉ góp phần giáo dục ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của người Việt Nam trong sản xuất và tiêu dùng; khẳng định vị trí của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước, mà còn từng bước đưa thị trường trong nước trở thành một trong những động lực trọng yếu tăng trưởng, trở thành tuyến phòng ngự vững chắc của nền kinh tế.
Trong thành tích chung đó, có sự đóng góp quan trọng, tích cực của ngành Công Thương. Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, 15 năm qua, Bộ Công Thương đã luôn bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động để chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trên các mặt công tác.
Tại sự kiện, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về những thành tựu đạt được; chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong tổ chức thực hiện Cuộc vận động; đồng thời, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng Cuộc vận động trong tình hình mới, góp phần đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc và là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường.
Xuất khẩu gỗ đặt kỳ vọng tăng trưởng mạnh vào cuối năm
Ngành công nghiệp chế gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ đang có rất nhiều lợi thế từ nguồn lao động có tay nghề cao |
Ngành công nghiệp chế gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ đang có rất nhiều lợi thế từ nguồn lao động có tay nghề cao, nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, gỗ nhập khẩu hợp pháp có khả năng sản xuất ra các sản phẩm truy xuất được nguồn gốc. Thêm vào đó, các mẫu mã thiết kế sản phẩm của Việt Nam cũng đang ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thế giới.
Cùng với mức tăng trưởng trên 20% và việc đón nhận tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 10, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 12,4 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương tốc độ tăng trưởng lên đến 21,6%).
Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ là một trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch bình quân đạt hơn 10 tỷ USD/năm. Mặt hàng gỗ của Việt Nam hiện đang được nhiều thị trường xuất khẩu lớn ưa chuộng. Có thể kể đến như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất khi chiếm đến trên 50% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Với đà tăng trưởng như thời gian qua, khả năng năm 2024 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể cán đích 16 tỷ USD.
Hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cả thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ đang có nhiều tín hiệu khởi sắc. Tỷ giá hối đoái và lãi suất giảm đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Sự phục hồi của thị trường bất động sản, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu, sẽ tạo nhu cầu lớn hơn về đồ gỗ và nội thất. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng đang tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế cho Trung Quốc, và các doanh nghiệp Việt Nam đang được đánh giá khá cao.
Trước những cơ hội này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế về chất lượng, an toàn và yếu tố phát triển bền vững.
Hiện nay, các doanh nghiệp gỗ và nội thất của Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang sản xuất xanh và giảm phát thải để tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc này phụ thuộc rất lớn vào nguồn điện sử dụng trong nước.
Ngành xuất khẩu gỗ và nội thất của Việt Nam đang có triển vọng tăng trưởng tốt trong giai đoạn cuối năm. Tuy nhiên các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức như chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực nội tại. Mặc dù vậy nhưng với sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp cũng như hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, ngành gỗ Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong mùa cao điểm sắp tới.
Định hướng xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Australia
Dư địa để xuất khẩu sang thị trường Australia hiện vẫn còn rất lớn, tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần tích cực xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia để tăng mức độ uy tín cho hàng hóa, sản phẩm tại thị trường Australia…
Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tốt Hiệp định này, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu vào các nước nằm trong Hiệp định có sự tăng trưởng mạnh. Trong đó có những thị trường có sự tăng trưởng lên đến hàng trăm %, đặc biệt là những thị trường chưa khai thác trước đây và những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông lâm thuỷ sản, điện tử...
Trong CPTPP, Australia là đối tác có nhiều FTA với Việt Nam bao gồm Hiệp định FTA giữa ASEAN và Australia và New Zealand (AANZFTA- An zét FTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định CPTPP. Đây là điều kiện rất thuận lợi để hàng hóa Việt Nam tăng cường xuất khẩu và có chỗ đứng vững chắc.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Australia đạt 10,84 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ 2023; trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Australia đạt 5,03 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ.
Dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, nhưng hàng hóa gắn thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.
Chỉ ra nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng, đó là do các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa chú trọng, cũng như chưa hợp lực để xây dựng thương hiệu ngành hàng, sản phẩm chủ lực cũng như thương hiệu doanh nghiệp.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, Australia là thị trường có tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như là điều kiện sinh học, thậm chí thị trường này còn có tiêu chuẩn cao hơn cả Liên minh châu Âu hay Hoa Kỳ, do đó, để “hòa mình” vào dòng chảy hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần xác định việc xây dựng thương hiệu phải là một trong những ưu tiên song song với việc gia tăng số lượng giá trị hàng hoá dự kiến xuất khẩu vào một thị trường.
Hay nói cách khác, để xây dựng thương hiệu tại thị trường Australia, doanh nghiệp không nên cứng nhắc mà nên xác định đi bằng cả hai chân: vừa sản xuất theo đơn hàng, thương hiệu của đối tác/nhà nhập khẩu và vừa xây dựng thương hiệu riêng của mình. Bởi các đơn hàng mang tính chất gia công sẽ giúp doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động…; nhưng về dài hạn cần xây dựng một thương hiệu riêng để gia tăng giá trị cho sản phẩm, uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu giúp tận dụng tốt hơn những cơ hội và giá trị do các Hiệp định thương mại tự do mang lại, trong đó có Hiệp định CPTPP để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Australia. Tuy nhiên không có con đường giống nhau cho tất cả mọi doanh nghiệp và ngành hàng trong câu chuyện xây dựng thương hiệu riêng.
Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, đối với các doanh nghiệp phát triển những dòng sản phẩm có tính sáng tạo cao, có tính riêng, tính mới như ngành hàng thực phẩm chế biến, hay lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ xây dựng, dịch vụ nhượng quyền thương mại, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin… nên xây dựng thương hiệu riêng một cách bài bản. Các ngành công nghiệp có thế mạnh về công nghệ sản xuất, chủ động nguồn nguyên vật liệu như hàng may mặc thời trang, giày dép, túi xách… nên mạnh dạn đầu tư phát triển thương hiệu riêng, nhằm khai thác những phân khúc thị trường thay đổi nhanh, thị hiếu tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng và có biên độ lợi nhuận cao.
Điều quan trọng trong câu chuyện phát triển thương hiệu riêng là “buôn có bạn bán có phường”, các doanh nghiệp cần đi chung với nhau và đồng hành với các hiệp hội ngành hàng để cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường theo từng giai đoạn.