Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024 Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Ngày 13/11, thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, HĐND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND (ngày 9/11/2024) về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.

Theo nghị quyết, đối tượng áp dụng chính sách là: Cộng đồng dân cư đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nghị quyết có hiệu lực từ 20/11/2024. Ảnh: TNMT

Việc hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; cá nhân được hỗ trợ phải sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật. Việc xác định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đối tượng áp dụng chính sách quy định tại nghị quyết này đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác của cấp có thẩm quyền thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.

Chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai gồm: Hỗ trợ đất sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở; hỗ trợ đất nông nghiệp; hỗ trợ thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Về hỗ trợ đất sinh hoạt cộng đồng, cộng đồng dân cư đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất sinh hoạt cộng đồng với diện tích tối thiểu 200 m2/thôn, tổ dân phố đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

UBND xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được duyệt thực hiện rà soát, xây dựng phương án bố trí các điểm đất sinh hoạt cộng đồng trình UBND cấp huyện giao đất theo quy định.

Về hỗ trợ đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không có đất ở được hỗ trợ: Giao đất ở trong hạn mức và miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh Lào Cai và được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định đối với đất có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận hoặc được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã được Nhà nước giao đất ở theo quy định tại điều trên nhưng đến nay không còn đất ở hoặc thiếu đất ở được hỗ trợ: Giao tiếp đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức theo quy định của UBND tỉnh Lào Cai và được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định đối với trường hợp không còn đất ở. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức theo quy định của UBND tỉnh Lào Cai và được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định đối với trường hợp thiếu đất ở.

Về hỗ trợ đất nông nghiệp, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không có đất nông nghiệp được Nhà nước hỗ trợ giao đất nông nghiệp và không phải nộp tiền sử dụng đất trong hạn mức theo quy định của UBND tỉnh Lào Cai.

Trường hợp cá nhân đã được Nhà nước giao đất theo quy định trên nhưng nay không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh Lào Cai thì được giao tiếp đất nông nghiệp không thu tiền trong hạn mức, tối thiểu bằng 50% hạn mức.

Về hỗ trợ thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, cá nhân được Nhà nước xem xét cho thuê đất phi nông nghiệp lần đầu không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh và được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định. Trường hợp không được giao đất nông nghiệp theo quy định trên, được xem xét cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh và được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định…

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Linh Nhi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị