Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 8: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu Bộ Công Thương: Chủ động nguồn hàng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng Tết 2024 Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định, không bị gián đoạn nguồn cung

Đa dạng giải pháp ổn định nguồn cung, bình ổn giá

Tại Gala 15 năm ngành Công Thương triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội, bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh bình ổn thị trường và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đảm bảo nguồn cung hàng thiết yếu ổn định trong mọi hoàn cảnh. Những giải pháp đồng bộ này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân mà còn hướng đến xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững cho Thủ đô.

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh
Bà Nguyễn Kiều Oanh (ngồi giữa) tại Gala 15 năm ngành Công Thương triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Ảnh: Cấn Dũng)

Cụ thể, trong những năm qua, Hà Nội đã không ngừng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bình ổn thị trường hàng thiết yếu và thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững. Các chính sách này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng Thủ đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế, xã hội, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường biến động như dịp lễ Tết, khi dịch Covid-19 bùng phát hay trong mùa mưa bão. Việc phát huy các nguồn lực nội địa, nâng cao nhận thức về sử dụng hàng Việt, và xây dựng chuỗi cung ứng ổn định đã tạo ra một nền tảng bền vững cho Hà Nội phát triển trong tương lai.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Kiều Oanh cho biết, để đối phó với những biến động bất ngờ của thị trường, Hà Nội luôn chủ động đánh giá và giám sát tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Hằng năm, Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch bình ổn thị trường, giúp các doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng dự trữ, bảo đảm nguồn cung liên tục, nhất là trong những dịp cao điểm.

Kể từ năm 2010, chương trình bình ổn thị trường đã thu hút nhiều đơn vị tham gia và số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng tăng. Ban đầu chỉ có 10 đơn vị tham gia, nhưng từ năm 2020 đến nay, mỗi năm có khoảng 30 đơn vị đăng ký. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn đã tăng lượng hàng hóa dự trữ từ 1,5 đến 3 lần so với thông thường. Số lượng hàng hóa thiết yếu cũng được duy trì ở mức giá ổn định tại các điểm bán, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm mà không lo về giá cả tăng đột biến.

Tăng cường kết nối cung cầu

Nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa đa dạng và chất lượng, Hà Nội đã mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành phố thông qua nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối giao thương. Việc này không chỉ giúp đưa các sản phẩm chất lượng cao từ các vùng miền về Thủ đô mà còn tạo ra kênh phân phối ổn định, đảm bảo người dân luôn có sẵn các mặt hàng thiết yếu.

Từ năm 2020, chương trình bình ổn thị trường của Hà Nội đã mở rộng đối tượng tham gia, bao gồm cả các đơn vị sản xuất ở các tỉnh, thành khác. Nhờ đó, các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ các vùng miền như sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương đã được cung cấp cho thị trường Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú của người dân Thủ đô.

Ngoài ra, Hà Nội còn tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại để kết nối doanh nghiệp trên địa bàn với các đơn vị sản xuất, kinh doanh ở các địa phương khác. Các hoạt động này không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác thêm nguồn hàng ổn định mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm, sản phẩm đặc trưng của các tỉnh thành.

Song song với giải pháp kể trên, Hà Nội luôn chú trọng mở rộng hệ thống phân phối để đưa hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là hàng Việt Nam đến gần hơn với người dân, đáp ứng nhu cầu mua sắm của cư dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh. Năm 2010, thành phố có khoảng 397 điểm bán hàng thiết yếu; tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, số lượng điểm bán đã tăng lên hơn 12.000, đảm bảo phủ rộng khắp các quận, huyện và khu vực dân cư.

Đặc biệt, trong năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, số lượng điểm bán hàng thiết yếu đã được thành phố đẩy mạnh lên đến 20.000 điểm. Những điểm bán này không chỉ giúp người dân tiếp cận các mặt hàng thiết yếu một cách dễ dàng mà còn hỗ trợ các khu vực bị cách ly, phong tỏa có đủ nguồn cung thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết.

Việc tăng cường các điểm phân phối hàng hóa giúp giảm thiểu tình trạng khan hiếm cục bộ và bình ổn giá cả, nhất là trong những dịp lễ Tết hay khi xảy ra thiên tai. Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cũng đã duy trì mức giá ổn định tại các điểm bán của mình, giúp người dân yên tâm mua sắm.

Lan Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
Mobile VerionPhiên bản di động