Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Ngay từ những ngày đầu trên trọng trách mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã rất quan tâm tới tháo gỡ các điểm nghẽn để đất nước phát triển. Trong đó có vấn đề cấp thiết về sửa đổi Luật Điện lực.

Câu hỏi của Tổng Bí thư

Chiều 26/10/2024, Quốc hội họp tại tổ để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội cuối năm và góp ý cho dự thảo Luật Điện lực sửa đổi. Tổng Bí thư Tô Lâm như thường lệ dự họp tại tổ của đoàn Quốc hội tỉnh Hưng Yên. Tổng Bí thư chăm chú lắng nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu và đã có tham gia phát biểu với ý kiến có nhiều định hướng sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Tổng Bí thư đã dành nhiều thời gian để nhấn mạnh câu chuyện “Vì sao phải sửa đổi Luật Điện lực”.

Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu của Đảng ta quan tâm đến một đạo luật kinh tế đã có hiệu lực 20 năm và đã qua 4 lần sửa đổi. Điện, bánh mì của công nghiệp luôn là quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà lãnh đạo nào trong thế giới đương đại. Gần đây, Tổng Bí thư đã trực tiếp, gián tiếp nhắc đến câu chuyện “điện và phát triển”.

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới. Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 12, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Phát biểu tại Quốc hội, Tổng Bí thư đã nhắc lại chuyến thăm huyện đảo Cồn Cỏ 10 ngày trước. Ông không chỉ quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp bảo đảm việc cung ứng điện và ổn định cho người dân mà còn lưu ý phải gắn với khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi của Cồn Cỏ. Rộng hơn, ông đã chỉ đạo, định hướng phát triển Quảng Trị, miền Trung để khơi dậy thế mạnh, giúp vùng đất anh hùng biến khó khăn gió Lào cát trắng thành lợi thế xây dựng trung tâm năng lượng sạch của quốc gia. Tổng Bí thư cũng nhắc đến chuyến thăm nước bạn Cu Ba, hòn đảo xinh đẹp giữa bạt ngàn nắng gió và ý tưởng nếu xây dựng một nhà máy điện mặt trời công suất khoảng 200 MW thì thủ đô Havana sẽ không bao giờ thiếu điện.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu vấn đề: “Vì sao lại phải có Luật Điện lực (sửa đổi) và chỉ rõ: Yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng là một trong những vấn đề dẫn dắt, trụ cột, là một trong những điểm đột phá”. “Vừa qua, có một số nhà đầu tư đã nghiên cứu và dự tính, nếu Việt Nam phát triển như thế này thì độ vài năm nữa thiếu điện mà không xử lý được thì sẽ không đầu tư vào Việt Nam” - Tổng Bí thư nêu thực tế.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh sự cấp bách: “Không thể chờ mấy năm định hướng, mấy năm khảo sát, mấy năm mặt bằng, mấy năm tìm công nghệ. Thời gian không cho phép như thế. Chúng ta phải làm rất nhanh, làm đồng bộ các khâu”.

Bài học lịch sử

Trăn trở của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng là thực tế lịch sử. Chưa có quốc gia nào trở thành cường quốc và thực hiện thành công công nghiệp hoá nếu không quan tâm đi trước phát triển điện.

Năm 1920, khi nước Nga Xô Viết đang trong vòng vây của các nước đế quốc tư bản, Lênin sau khi xem dự án “Những nhiệm vụ cơ bản điện khí hóa toàn Nga” đã có thư trả lời viết: “Chừng mười năm nữa chúng ta xây dựng 20 đến 30 nhà máy phát điện trong một vùng bán kính 400 dặm, chạy bằng than, nước, than đá, dầu mỏ... Sau 10 năm ta làm cho nước Nga điện khí hóa hoàn toàn”.

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới. Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử
Lãnh tụ V.I.Lê-nin đã chỉ đạo khôi phục và xây dựng nền kinh tế nước Nga Xô Viết trên cơ sở điện khí hóa (ảnh tư liệu minh hoạ)

Đại hội VIII Xô-Viết toàn Nga (tháng 12-1920) đã thảo luận, thông qua một chương trình khôi phục và xây dựng nền kinh tế nước Nga Xô Viết trên cơ sở điện khí hóa, theo tư tưởng chỉ đạo của V.I.Lê-nin: “Việc đặt nền móng cho sự thực hiện kế hoạch điện khí hóa vĩ đại là cái sẽ cho phép chúng ta khôi phục nền đại công nghiệp và ngành vận tải trên một quy mô và một cơ sở kỹ thuật khiến có thể hoàn toàn và vĩnh viễn chiến thắng nạn đói kém, cảnh nghèo cùng”... Lê-nin cũng đã đưa ra một khẳng định nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô-viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”. Nếu như năm 1928, Liên Xô chỉ có 5 tỷ kWh điện thì đến năm 1932 đã đạt 36,2 tỷ kWh điện và nhờ đó, sau Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), Liên Xô đã có được nền công nghiệp nặng với kỹ thuật tiên tiến, xây dựng 1.500 xí nghiệp, chủ yếu là loại lớn và hiện đại. Điện đã trở thành một trong những “vũ khí hạng nặng” giúp Liên Xô trở thành cường quốc.

Trong lịch sử, để trở thành một nước công nghiệp, nước Anh cần 200 năm, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm nhưng Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành. Đó là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất thế giới.

Kế thừa những quan điểm lý luận ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm phát triển ngành điện phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Ngành Điện lực Việt Nam được thành lập từ nǎm 1954 với tổng công suất ban đầu không quá 100 MW và sản lượng điện khoảng 180 triệu kW/h song chỉ ít ngày sau khi ngành điện ra đời, tháng 12-1954, Bác Hồ đã về thăm “nhà đèn Bờ Hồ”. Bác căn dặn: “Phải giữ gìn nhà máy này làm cho nó phát triển hơn nữa" Sau này, Người còn rất quan tâm theo dõi và kịp thời biểu dương những sáng kiến cải tiến và những chi bộ 4 tốt xuất hiện trong ngành điện.

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới. Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Tô Lâm (hiện nay) thăm ngành điện ngày 4/2/2019

Với việc ký ban hành Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị và 4 lần đến thăm ngành điện cho thấy, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến điện. Đặc biệt, chuyến thăm lần thứ tư, vào tối giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019 (ngày 4/2/2019), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và chúc Tết cán bộ, kỹ sư đang trực ca của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0). Đồng chí Tô Lâm cũng tham gia đoàn công tác khi ấy. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Ngành Điện là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điện khí hóa toàn quốc, trước tiên phải cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống sinh hoạt của nhân dân”. Ít lâu sau, ngày 11/2/2020, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW, một nghị quyết hết sức quan trọng của Đảng, mở đường, định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nhiệm vụ lịch sử

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị xác định: “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030”…

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới. Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Diễn đàn Quốc hội về Luật Điện lực sửa đổi

Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhiều lần nhắc đến con số được các nhà khoa học tính toán. Để GDP Việt Nam tăng trưởng 1%, điện phải đi trước tăng trưởng 1,8-2%. Điều đó cho thấy để GDP tăng trưởng 7% như hiện nay, điện phải tăng trưởng 11-14%.

Tiếp đó, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của BCH Trung ương khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định công nghiệp năng lượng là một trong những ngành nền tảng. Trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng mới.

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Theo Quy hoạch, để đủ điện cho phát triển, từ nay đến năm 2030, nghĩa là chỉ còn gần 6 năm nữa, Việt Nam phải tăng tổng công suất nguồn điện lên 150.000 - 160.000 MW, gấp đôi tổng công suất hiện nay.

Nhiệm vụ đủ điện cho phát triển đặt ra quá nặng nề và thật sự là một nhiệm vụ lịch sử. Song nhiệm vụ lịch sử ấy chỉ có thể thực hiện được khi những khó khăn, vướng mắc về thể chế mà trực tiếp nhất là Luật Điện lực phải được sửa đổi.

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới. Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (thứ 2 bên trái) trao đổi với Bí thư tỉnh uỷ Nam Định trong đợt kiểm tra đường dây 500kV mạch 3

Gỡ “nút thắt của nút thắt” cho kỷ nguyên vươn mình

Để hiện thực hoá kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như Tổng Bí thư Tô Lâm đề ra, đi tìm đủ điện cho phát triển đang là một trong “những việc cần làm ngay”, là mệnh lệnh cuộc sống.

Trong chuyên đề trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó nhấn mạnh phải giải quyết vấn đề hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong nhân dân.

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới. Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với các học viên cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khoá 14 về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Tổng Bí thư yêu cầu phải chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội, nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa cho thấy sửa đổi Luật Điện lực là một mũi đột phá mở đường cho phát triển, cho ước mơ vươn mình của dân tộc hiện nay. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước tiên cần có điện và để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, GDP rồi đây phải tăng trưởng 2 con số, đòi hỏi điện phải phát triển cao hơn thế. Lịch sử đang chờ đợi một đạo luật kinh tế mở đường cho phát triển!

Thu Thuỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Động lực hàng đầu cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là khơi dậy sự hứng khởi và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, khơi mở cơ hội đầu tư.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 3: Tái khởi động để đất nước vươn mình

Quyết định tái khởi động điện hạt nhân là bằng chứng mạnh mẽ cho quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước để tạo những tiền đề cần thiết cho kỷ nguyên mới.
Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Cùng với sự bùng nổ Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu phát triển bền vững, một cuộc cách mạng về quản trị Chính phủ và nâng tầm quốc gia đang lan toả.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng

Phát triển điện hạt nhân là con đường tất yếu để đất nước đủ điện cho tăng trưởng GDP hai con số. Thế nhưng giấc mơ này đã "ngủ đông" qua 3 kỳ Đại hội Đảng.

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà thực hiện kế hoạch cả giai đoạn 2021-2030.
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua sau gần một năm là hành trình thần tốc, đầy trách nhiệm hoà quyện ý Đảng, lòng dân.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính tại Canada tập trung vào việc loại bỏ các quy định không cần thiết và ứng dụng công nghệ.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Kinh nghiệm từ quốc tế sẽ là nguồn tham khảo quan trọng giúp Việt Nam xây dựng chính sách phù hợp để chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Theo các chuyên gia, thực tiễn vừa qua cho thấy việc hoàn thiện chính sách quản lý là yếu tố quan trọng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Phòng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” cam go, phức tạp, có vị trí tương đương với phòng chống tham nhũng.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu 
 Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu gắn với lấp các lỗ hổng cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Công Thương
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Xăng dầu là nguồn lực chiến lược liên quan đến an ninh quốc gia, bởi vậy chống lãng phí trong kinh doanh xăng dầu cần xem như mang tầm chiến lược cho phát triển
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động