Thứ năm 15/05/2025 15:43
Yên Bái

Khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ; thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa và tạo điều kiện để xuất khẩu một số mặt hàng nông sản là lợi thế… là những cách thức tỉnh Yên Bái thực hiện để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Giống gà xương đen được người Mông ở Mù Cang Chải nuôi theo hình thức trang trại

Những năm qua, tỉnh Yên Bái chú trọng khuyến khích phát triển các mặt hàng lợi thế của tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong 5 năm (2015 - 2020), tỉnh đã tổ chức 12 hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho gần 600 đại biểu thuộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt quan tâm, chú trọng đến bảo hộ tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông sản đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đại diện Sở Công Thương Yên Bái cho biết: Với quan điểm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là một trong những hướng đi trọng tâm, cần thiết, góp phần mang lại hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang tập trung, theo chuỗi giá trị, nhất là trong thời điểm tỉnh đang triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP).

Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện 18 dự án khoa học về bảo hộ sở hữu trí tuệ với tổng kinh phí trên 8,7 tỷ đồng. Đồng thời, phối hợp thực hiện 2 dự án thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 gồm: Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể "Miến đao Giới Phiên" cho sản phẩm miến đao của xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái và Dự án bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Ba ba gai Văn Chấn". Đến nay, toàn tỉnh đã có 17 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; trong đó, chỉ dẫn địa lý là 3 sản phẩm; nhãn hiệu chứng nhận 6 sản phẩm; nhãn hiệu tập thể 8 sản phẩm...

Cùng với khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của tỉnh cũng được đặc biệt quan tâm thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa. Theo đó, Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tích cực triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu, giúp các doanh nghiệp kết nối giao thương mở rộng thị trường… Bước đầu, một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Yên Bái đã được đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị Big C, VinMart, Hapro khu vực phía Bắc.

Ngoài thị trường nội địa, một số mặt hàng nông sản là lợi thế phát triển của tỉnh được xuất khẩu ổn định ra thị trường quốc tế như: Sản phẩm chè (gồm chè đen và chè xanh) cung ứng cho các công ty thương mại trong nước đấu trộn, đóng gói xuất khẩu sang các thị trường: Đài Loan, Trung Quốc, các nước Trung Đông và EU; sản phẩm quế thanh và tinh dầu quế với thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và một số nước EU; măng tre Bát độ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc; tinh bột sắn được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…

Việc khuyến khích phát triển mặt hàng lợi thế của tỉnh Yên Bái thời gian qua đã thúc đẩy việc tạo dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng; đồng thời, góp phần thúc đẩy Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
Lan Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi