Thứ sáu 25/04/2025 16:05

Mai vàng Bình Định được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

Mai vàng Bình Định vừa được cấp Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Bản đồ vùng địa danh bảo hộ chỉ dẫn địa lý trải rộng ở 7 huyện, thị xã, thành phố.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức lễ đón nhận Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Mai vàng Bình Định".

Theo đó, Bình Định là một trong những tỉnh phát triển nghề trồng mai lớn của cả nước. Từ loài thực vật hoang dại trong rừng núi, cây mai được người dân dày công gây trồng, lai tạo, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau vốn kinh nghiệm quý báu. Đến nay, mai vàng Bình Định đã mang những nét đặc trưng riêng, được nhiều người trên cả nước biết đến.

Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 19/QĐ-SHTT, cấp Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00136 cho sản phẩm "Mai vàng Bình Định". Phạm vi chỉ dẫn địa lý là toàn tỉnh và có giá trị vô thời hạn.

Mai vàng Bình Định được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Ảnh: D.C

Chỉ dẫn địa lý “Mai vàng Bình Định” có những tính chất, chất lượng đặc thù; dựa vào dáng thân, lá, hoa sẽ phân biệt được mai Bình Định so với mai vàng ở các địa phương khác.

Bản đồ vùng địa danh bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng bao gồm 7 huyện, thị xã, thành phố: Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn.

Ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, việc cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Mai vàng Bình Định" là một bước đột phá mở ra nhiều cơ hội cho người trồng mai trong tỉnh. Đây là hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cao nhất cho các sản phẩm có tính đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực đó quyết định. Đồng thời, ghi nhận và biểu dương tính chủ động, nỗ lực của Sở Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhóm nghiên cứu với chính quyền và ngành chức năng thị xã An Nhơn trong việc chứng minh sự khác biệt của "Mai vàng Bình Định" so với mai trồng ở các địa phương khác, khẳng định "Mai vàng Bình Định" hội tụ những yếu tố đặc thù của địa phương để đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Mai vàng Bình Định nổi tiếng cả nước. Ảnh: D.C

Tuy nhiên, ông Lâm Hải Giang cho rằng, xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý là quan trọng, nhưng mới chỉ là bước đầu. Để quản lý, phát huy giá trị chỉ dẫn địa lý trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Cục Sở hữu trí tuệ, triển khai đồng bộ các giải pháp để duy trì và phát triển thương hiệu "Mai vàng Bình Định", đưa thương hiệu này xứng đáng là thương hiệu mạnh của quốc gia.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Thông qua nghị quyết về sáp nhập xã

Thông qua phương án sáp nhập TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang

Tây Ninh: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng bằng chuỗi sự kiện đặc sắc

Đà Nẵng: Triệu tấm lòng hướng biển từ Nhà trưng bày Hoàng Sa

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển