Thứ tư 13/11/2024 08:00

Khánh Hòa: Đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng

Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa tổ chức phiên chợ trưng bày đa dạng các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Với mục đích giới thiệu, quảng bá, bán các loại sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến với người tiêu dùng và du khách, nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức phiên chợ triển lãm sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh tại Công viên Yến phi, thành phố Nha Trang.

Phiên chợ trưng bày đa dạng các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa.

Phiên chợ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/7, với quy mô 12 gian hàng, trưng bày đa dạng các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh như: Sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt, thơm tây, măng rừng, mít, mật chuối,…

Điểm đặc biệt của phiên chợ, đó là các sản phẩm được trưng bày đều là các loại nông sản được trồng, sản xuất, chế biến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn (xã vùng III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa.

Qua những ngày diễn ra, phiên chợ đã có những tín hiệu tích cực, sự quan tâm từ người dân và du khách, đặc biệt là các sản phẩm như sầu riêng và các sản phẩm của đồng bào thiểu số miền núi chế biến như gà, thịt heo…

Cùng chồng đến phiên chợ lựa mua sầu riêng, bà Lê Thị Mai (người dân thành phố Nha Trang) tỏ ra rất hào hứng bởi mùi thơm từ những quả sầu riêng hạt lép của bà con nông dân miền núi Khánh Vĩnh đang trưng bày tại đây. “Tôi đã mua về cho gia đình và con cháu rất nhiều lần và mọi người đều rất thích. Sầu riêng của bà con có vị ngọt, béo và rất thơm, vỏ mỏng, cơm dày màu vàng rất đẹp. Tôi rất vui mừng vì tỉnh mình có nhiều nông sản thơm ngon, nổi tiếng”, bà Mai chia sẻ.

Sầu riêng là loại trái cây hút khách nhất tại phiên chợ.

Anh Cao Hoàng Giang (người dân tộc Raglai), đang trưng bày nhiều mặt hàng nông sản sạch của thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp huyện Khánh Sơn tại phiên chợ, cho hay: Phiên chợ là cơ hội, không chỉ riêng đối với sản phẩm của huyện Khánh Sơn mà tất cả các sản phẩm đặc trưng của đồng bào trong tỉnh đều được giới thiệu đến người dân và du khách. Ngoài bày bán các sản phẩm trực tiếp, chúng tôi cũng đã đưa thông tin sản phẩm lên các trang mạng xã hội, giới thiệu đến với khách hàng để mọi người có thể tiếp cận dễ dàng hơn

“Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng như các vùng khác trong tỉnh đang có rất nhiều các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, do đó tôi mong có thêm nhiều phiên chợ như vậy để quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng, có thêm đầu ra, giúp đồng bào phát triển kinh tế, thoát nghèo”, anh Giang thông tin thêm.

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Huỳnh Tấn Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời điểm này là đầu vụ thu hoạch nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh nên các sản phẩm rất dạng, phong phú. Nổi bật như sầu riêng Khánh Vĩnh, bưởi da xanh, măng cụt, măng, chuối, mật ong rừng… Ngoài ra, còn các sản phẩm như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, dầu gội thảo mộc,… của các cơ sở sản xuất sử dụng lao động là người vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

“Trong thời gian đến, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa sẽ thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng các hoạt động để thúc đẩy các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ra thị trường, nhằm nâng cao đời sống của bà con vùng đồng bào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”, ông Hải cho hay.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới