Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang: Tính chuyện đường dài…

Sau 6 tháng thi công, mới đây, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (HTX Nam Yang) đã khánh thành trụ sở, sân phơi, xưởng sơ chế và chế biến nông sản tại khu 3, thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Công trình được hoàn thành đúng vào mùa thu hoạch hồ tiêu, mang đến niềm vui và hy vọng cho hơn 110 thành viên HTX.

Bền bỉ xây dựng thương hiệu

Thành lập tháng 8/2017, HTX Nam Yang khi ấy mới có 15 thành viên. Ngay khi mới bắt tay vào hoạt động, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX - anh Nguyễn Tấn Công - đã quyết tâm đưa HTX đi theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, anh Công đã chủ động thay đổi quy trình chăm sóc; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân vô cơ, nhất là thuốc diệt cỏ… cho các vườn hồ tiêu. Song song với đó, anh Công cùng vợ mình là chị Nguyễn Thị Nga (Phó Giám đốc HTX) đã kiên nhẫn, bền bỉ xây dựng cho sản phẩm hồ tiêu thương hiệu Lệ Chí chứng nhận sản phẩm tiêu hữu cơ USDA của Mỹ - mở ra cơ hội lớn cho hồ tiêu Lệ Chí…

Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang: Tính chuyện đường dài…
Công trình trụ sở, sân phơi, xưởng sơ chế và chế biến nông sản của HTX Nam Yang

Cùng với anh Công, nhiều thành viên của HTX Nam Yang cũng bắt đầu đi theo hướng tăng dần các diện tích đất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Đến nay, không chỉ số thành viên HTX đã tăng lên 110 thành viên (quản lý khoảng 80 héc-ta hồ tiêu và 120 héc-ta cà phê), mà HTX Nam Yang còn có 16,6 héc-ta đạt chuẩn hữu cơ của Mỹ và Châu Âu (năm 2017, con số này mới là 1,5 héc-ta). Ngoài ra, HTX đã có 9 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Tiêu biểu như: Tiêu Lệ Chí (tiêu sọ hữu cơ, tiêu đỏ hữu cơ, tiêu đen hữu cơ, tiêu muối hữu cơ một nắng…), cà phê Đắk Yang, măng le Lệ Chí và khoai mật Lệ Chí…

Ngày khánh thành “Trụ sở, sân phơi, xưởng sơ chế và chế biến nông sản”, anh Nguyễn Tấn Công vui lắm. Mấy năm nay, HTX không có trụ sở riêng, việc phơi, chế biến tiêu, cà phê vẫn tiến hành tại nhà của mỗi thành viên. Nay có công trình chung, các thành viên có thể cùng sử dụng, có địa điểm để gặp gỡ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm. Đặc biệt, với xưởng sơ chế và chế biến cà phê, hồ tiêu công suất 20 tấn/ngày, các thành viên HTX sẽ giảm được ngày công lao động đáng kể, góp phần giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm.

Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang: Tính chuyện đường dài…
Nhiều thành viên HTX Mang Yang đã chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ cho hồ tiêu

“Công trình có tổng vốn đầu tư 8,5 tỷ đồng, trên diện tích khoảng 5.000m2. Trong đó, vốn từ chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định 2261/QĐ-TTg là 6,8 tỷ đồng, vốn đối ứng của HTX là 1,7 tỷ đồng. Hiện HTX cần khoảng 1 tỷ đồng nữa để hoàn thiện dây chuyền làm sạch, tách hạt, tiệt trùng cà phê và hồ tiêu” - anh Công cho hay.

Tích cực xúc tiến tiêu thụ sản phẩm

Được biết, ngay từ năm 2018, HTX Nam Yang đã đưa sản phẩm đi tham gia các hội chợ, kết nối cung cầu, đồng thời trưng bày tại các kênh siêu thị, cửa hàng trên cả nước và quảng bá trên các kênh online. Tại một số hội chợ Quốc tế, sản phẩm tiêu sạch của Nam Yang được đối tác quan tâm và đánh giá cao. Mới đây nhất, HTX Nam Yang đã vinh dự được lựa chọn là 1 trong 12 đơn vị trên cả nước được tham gia Dự án hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và phát triển xuất khẩu. HTX đã ký hợp đồng và chính thức đưa sản phẩm tham gia Gian hàng Việt trên 3 sàn thương mại điện tử là Tiki, Sendo và Voso. Đây được xem là động lực để các thành viên HTX Nam Yang hy vọng và kiên trì với hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ mà họ đang theo đuổi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang: Tính chuyện đường dài…
HTX Mang Yang đã có 9 sản phẩm được công nhân là sản phẩm OCOP

Theo ông Lương Đình Trọng - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Gia Lai, Gia Lai hiện có 320 HTX, nhưng số HTX có sản phẩm được chứng nhận hữu cơ quốc tế như Nam Yang chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với việc nhận được khoản hỗ trợ từ Nhà nước để hoàn thiện công trình trụ sở, sân phơi, xưởng sơ chế và chế biến nông sản quy mô như hiện nay, Nam Yang đang có điều kiện rất tốt để phát triển. Đây là mô hình đáng để các HTX khác học tập.

“HTX Nam Yang cần phấn đấu để trở thành “đầu tàu” thu hút bà con, các HTX có cùng các mặt hàng, thị trường như mình; liên kết lại, tạo ra vùng nguyên liệu lớn, tổ chức quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm, cạnh tranh trên thị trường một cách sòng phẳng. Đây cũng sẽ là cách làm căn cơ giúp giảm khâu trung gian, thêm thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, bảo vệ tốt hơn sức khỏe người nông dân và môi trường sản xuất nông nghiệp” - ông Lương Đình Trọng kỳ vọng.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hợp tác xã

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố