Hòa Bình: Nữ giám đốc người Mường nêu gương làm kinh tế giỏi

Bà NguyễnThị Bình (dân tộc Mường) trú tại P. Thống Nhất, TP. Hòa Bình đồng hành với bà con người Dao, được mệnh danh là “Bông hồng U70" làm kinh tế giỏi.
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hòa Bình vướng gì? Hòa Bình: Tận dụng tiềm năng, thế mạnh tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới Hoà Bình: Đẩy mạnh thu hút đầu tư gắn với phát triển kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao

Dù đã ở tuổi thất thập, người phụ nữ ấy vẫn miệt mài với cây sả, đồng hành với bà con người dân tộc Dao, “hô biến” cây sả thành tinh dầu thương phẩm có giá trị cao trên thị trường, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Biến cây sả thành tinh dầu thương phẩm

Phường Thống Nhất, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình là địa phương có diện tích trồng sả lớn, với khoảng gần 150ha. Tuy nhiên, giá bán cây sả nguyên liệu trên thị trường rất bấp bênh, giá trị thấp, khiến cuộc sống bà con gặp nhiều khó khăn, nằm trong diện hộ nghèo.

Thấu hiểu tình trạng đó, cùng quyết tâm cao độ, bà NguyễnThị Bình (70 tuổi, người dân tộc Mường) trú tại phường Thống Nhất, TP. Hòa Bình đã quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp bản Dao – Thống Nhất (HTX bản Dao) để hỗ trợ người dân biến cây sả thành tinh dầu thương phẩm, nâng cao giá trị cây sả trên thị trường, giúp bà con có cuộc sống đủ đầy hơn.

Hòa Bình: Nữ giám đốc người Mường nêu gương làm kinh tế giỏi
Bà Nguyễn Thị Bình - Giám đốc HTX bản Dao giới thiệu về sản phẩm OCOP 3 sao tinh dầu sả chanh

Bà Bình tâm sự: “Khoảng cuối năm 2005, tôi thấy bà con người Dao (phường Thống Nhất) trồng được nhiều mía, măng, sả… nhưng không bán được hoặc có bán cũng bị thương lái ép giá nên nghĩ ra ý tưởng mời các hộ dân tham gia vào HTX bản Dao để cùng nhau sản xuất... Ở HTX, tôi giao cho các thành viên tự trồng sả, măng, nuôi ong lấy mật… rồi hỗ trợ phân bón, kĩ thuật nuôi trồng, sau đó tôi tự tìm đầu ra, kết nối với các đơn vị bao tiêu sản phẩm cho bà con. Nghe thì thấy dễ nhưng thực tế lại vất vả, để cân bằng diện tích trồng mía, ngô, sả sao cho hợp với nhu cầu thị trường là cả một bài toán nan giải”.

Hòa Bình: Nữ giám đốc người Mường nêu gương làm kinh tế giỏi
Giám đốc HTX bản Dao bên các thành tích mà HTX đã đạt được

Đến năm 2019, nhận thấy nhiều lợi ích từ cây sả mang lại cho sức khỏe con người như trị cảm cúm, xua đuổi côn trùng, nguyên liệu cho xông hơi… bà Bình mạnh dạn đưa ra ý tưởng nhằm giải quyết việc “cung vượt quá cầu” của cây sả bằng cách chế biến sả tươi thành tinh dầu để giải quyết những khó khăn về đầu ra sản phẩm. Huy động các thành viên góp vốn xây dựng lò chưng cất tinh dầu ngay tại HTX để giảm thiểu công vận chuyển.

Bà Bình khoe, hiện HTX bản Dao đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm tinh dầu sả chất lượng, mẫu mã đa dạng với giá thành phải chăng. Tạo việc làm cho gần 90 lao động người dân tộc Dao, Mường ở địa phương, với mức lương trung bình từ 5 – 6 triệu/tháng. Năm 2021, sản phẩm tinh dầu sả của HTX bản Dao được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, hiện đang hoàn thiện thủ tục để nâng lên 4 sao. Ngoài ra sản phẩm mật ong nguyên chất của HTX cũng đang làm thủ tục để đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Hòa Bình: Nữ giám đốc người Mường nêu gương làm kinh tế giỏi
Nhiều phụ nữ người dân tộc Dao đã thoát nghèo, tăng thu nhập nhờ tham gia HTX bản Dao

Tấm gương sáng của chị em dân tộc thiểu số

Chị Triệu Thị Vân, thành viên HTX bản Dao chia sẻ: “Tôi là người dân tộc Dao, hiện gia đình có trồng 4ha sả, nhưng giá bán ra thấp chỉ khoảng 8 – 10 nghìn đồng/kg. Từ khi có lò chưng cất tinh dầu sả của HTX, những cây sả nhỏ và phần lá thường bị loại bỏ được HTX chưng cất thành tinh dầu, giá thành cây sả tăng lên gấp đôi, nhờ vậy mà nhà tôi đã sắm được nhiều tiện nghi như ti vi, xe máy, vươn lên thoát nghèo. Tôi rất phấn khởi, yên tâm và sẽ gắn bó cùng với HTX phát triển dự án trồng và sản xuất tinh dầu sả theo chuỗi giá trị”.

Còn theo chị Nguyễn Thị Tình (HTX bản Dao) bộc bạch, chị Bình không chỉ là giám đốc mà còn là một người bạn, người chị thân thiết, luôn động viên, giúp đỡ chị em những lúc khó khăn. Đặc biệt, luôn nhiệt tình hỗ trợ những người dân nghèo không có vốn sản xuất, hỗ trợ phân bón, cây giống để bà con canh tác. Chị Bình là tấm gương sáng để chúng tôi học tập ở đức tính cần cù, tự tin, yêu đời và dám nghĩ, dám làm.

Hòa Bình: Nữ giám đốc người Mường nêu gương làm kinh tế giỏi
HTX bản Dao đã đưa giá trị cây sả tăng lên gấp đôi khi chưng cất sả tươi thành tinh dầu thương phẩm

Chính nhờ sự nỗ lực của các thành viên HTX nói chung và bà Bình nói riêng, ngày 20/9/2022, sản phẩm tinh dầu sả chanh của HTX bản Dao được Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương) chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022. Đến tháng 10/2022, bà NguyễnThị Bình vinh dự là đại biểu phụ nữ tham dự hội nghị đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ, được nhận hoa và quà của Thủ tướng Chính Phủ...

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo UBND phường Thống Nhất đánh giá, cơ sở chế biến cây sả thành tinh dầu của HTX bản Dao đã giúp bà con người dân tộc thiểu số thoát nghèo, có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Bản thân bà Nguyễn Thị Bình là người tự tin, năng động, dám nghĩ dám làm, luôn nhiệt tình hỗ trợ những người dân nghèo không có vốn sản xuất, xứng đáng là tấm gương sáng cho chị em dân tộc thiểu số noi theo.

Bà Đinh Thị Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hoà Bình cho rằng, các HTX, tổ hợp tác đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sinh kế, là các mô hình tổ chức sản xuất tập trung, hiệu quả, giúp đồng bào dân tộc thiểu số khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất; giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ.

Với ý chí vượt khó vươn lên, không chỉ riêng bà Nguyễn Thị Bình mà nhiều phụ nữ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã mạnh dạn khởi nghiệp. Trong đó, nhiều người đã thành công khi lựa chọn mô hình kinh tế hợp tác, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ. Khẳng định vị thế, năng lực quản lý của người phụ nữ trong nền kinh tế thị trường.
Dần Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Xem thêm