Thứ sáu 22/11/2024 04:56

Hà Giang: Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Sau hơn 5 năm triển khai, từ năm từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2023, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Giang đã phân hạng được 278 sản phẩm.

Sau hơn 5 năm triển khai, từ năm từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2023, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Giang đã phân hạng được 278 sản phẩm, trong đó có 231 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao và 45 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh. Đáng chú ý, rất nhiều sản phẩm OCOP của Hà Giang là sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, đến nay, tỉnh Hà Giang có 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia là trà xanh hộp 100 gam và hồng trà hộp 100 gam của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ huyện Hoàng Su Phì. Đây là một trong những sản phẩm của bà con dân tộc Dao đỏ.

Các sản phẩm OCOP của Hà Giang đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đã khai thác được tiềm năng và lợi thế của các vùng miền trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong những năm qua, Hà Giang đã đề ra các chính sách nhằm phát triển bền vững các sản phẩm OCOP chủ lực theo hướng hàng hóa. Bên cạnh đó, tỉnh đã từng bước tạo ra những đột phá nhằm phát triển ổn định và bền vững đối với các sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã tạo ra các sản phẩm OCOP đặc thù mang tính thương hiệu của địa phương. Ngoài ra, Chương trình OCOP đã khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh nhằm chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra các sản phẩm OCOP chủ lực có chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm theo hướng hàng hóa.

Mô hình nuôi ong mật bạc hà tại xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Anh Lý Seo Phù, dân tộc Mông là hộ nuôi ong mật bạc hà tại xã Pải Lủng huyện Mèo Vạc cho biết: Để nâng cao chất lượng mật ong bạc hà, gia đình thường xuyên di chuyển đàn ong đến vùng có nhiều cây bạc hà đang nở hoa. Điều đó nhằm hạn chế đàn ong khai thác phấn mật của các loài hoa khác. Bên cạnh đó, công việc vệ sinh thùng ong thường xuyên cũng góp phần nâng cao chất lượng mật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm mật ong.

Trong những năm qua, các địa phương của Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển và mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực theo tiêu chuẩn VietGAP; mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng an toàn. Đây chính là cơ sở để tạo ra các sản phẩm OCOP từ nông nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Tính đến thời điểm tháng 6/2023, Hà Giang đã có trên 4.100/6.200ha cam sành, 8.500/19.000ha chè và hàng nghìn ha rau các loại được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; 5.730ha chè được cấp chứng nhận chè hữu cơ; trồng mới gần 900ha cây dược liệu và phát triển trên 32.400 đàn ong mật (chủ yếu là ong mật bạc hà tại 4 huyện vùng cao nguyên đá). ..

Khu vực sản xuất chè Shan hữu cơ tại xã Thượng Sơn huyện Vị Xuyên, Hà Giang

Ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang cho biết: Để nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ nông nghiệp như các sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi thì quá trình trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đóng một vai trò quan trọng quyết định phần lớn chất lượng của sản phẩm.

Trong những năm qua, Sở đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các sản phẩm phục vụ cho chương trình OCOP.

Xác định nâng cao chất lượng là nền tảng quan trọng giúp phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa một cách bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh Hà Giang cũng đã chỉ đạo các huyện, thành phố và các cơ quan chuyên môn tập trung nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm cây trồng, vật nuôi nhằm tạo cơ sở để phát triển các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, góp phần phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình từ gieo trồng đến thu hoạch và chế biến các sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ nông nghiệp.

Ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - cho biết: Hiện nay, các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù của tỉnh như: Mật ong Bạc hà Mèo Vạc, cam sành, bò vàng, hồng không hạt Quản Bạ, lợn đen Lũng Pù huyện Mèo Vạc, rượu Mã Pì Lèng hạ thổ… đã được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, UBND tỉnh cũng đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phối hợp xúc tiến đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm và liên kết mở rộng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh…

Phạm Văn Phú
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc