Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu và các yếu tố nông hóa, thổ nhưỡng khác nhau.
Huyện Quản Bạ (Hà Giang): Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Điều đó đã tạo cho Hà Giang có nhiều sản phẩm nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt mang tính đặc thù và là đặc sản của các vùng miền trong tỉnh.

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản
Cá bỗng - sản phẩn nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang được nuôi trong lòng hồ thủy điện

Có thể kể đến một số sản phẩm nông nghiệp thế mạnh mang tính đặc thù của Hà Giang đã được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý như cam sành Hà Giang, mật ong Bạc hà Mèo Vạc, hồng không hạt Na Khê huyện Yên Minh, gạo tẻ Già Dui xã Thèng Phàng huyện Xín Mần, gạo Khẩu Mang huyện Đồng Văn, ngô nếp núi đá huyện Yên Minh, cá Bỗng, bò vàng tại 4 huyện cao nguyên đá, gà xương đen, dê núi đá…

Các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang khi được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý sẽ tạo cơ hội thúc đẩy và mở rộng sản xuất đối với sản phẩm theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng đầu ra và nâng cao thu nhập đối với người nông dân.

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản
Hồng không hạt Na Khê huyện Yên Minh

Ngoài ra, khi các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cũng góp phần quảng bá hình ảnh của Hà Giang đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, khi được cấp chứng nhận Chỉ dân địa lý sẽ giúp người tiêu dùng truy suất nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, khi một sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý sẽ giúp người tiêu dùng sẽ biết rõ về nguồn gốc của sản phẩm và các khu vực sản xuất. Đối với các sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo các yêu cầu có đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện thời tiết, khí hậu, các điều kiện về nông hóa thổ nhưỡng, phương thức cánh tác và qui trình chăn nuôi… truyền thống đặc trưng của người nông dân để tạo ra sản phẩm đặc thù của địa phương.

Cam sành - sản phẩm OCOP và là sản ... ng nghiệp thế mạnh của Hà Gian
Cam sành - sản phẩm OCOP và là sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang

Vì vậy, các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang mang đẩy đủ tính đặc thù về tiểu vùng khí hậu, nông hóa thổ nhưỡng và truyền thống canh tác cũng như qui trình chăn nuôi đặc biệt của người nông dân tại các vùng miền trong tỉnh.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của các sản phẩm nông nghiệp địa phương khi được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang đã xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù của địa phương.

Ngành khoa học công nghệ của tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác xúc tiến, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong tỉnh có các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh mang tính đặc thù của địa phương, đủ điều kiện để đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Đồng thời, thực hiện kế hoạch đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh, ngành Công Thương Hà Giang đã và đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm trên cơ sở hợp tác, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ với các tỉnh, thành trong cả nước. Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh như cam, chè, mật ong, dược liệu. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các hàng hóa nông sản. Xúc tiến, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hợp tác đầu tư, khai thác, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương để nâng tầm giá trị của sản phẩm.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các sàn thương mại điện tử đang trở thành giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất nông nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phạm Văn Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Xem thêm