Thứ sáu 29/11/2024 14:07

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...

Xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Theo ông Vũ Hồng Sơn, thời gian qua, Sở đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi địa phương.

Đơn cử như mới đây, ngày 25/10, tại hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và xúc tiến thương mại năm 2023 được tổ chức tại tỉnh Yên Bái, với vai trò đầu mối, Sở Công Thương Điện Biên đã kết nối nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia hội nghị. Theo đó, Điện Biên có 1 khu trưng bày, giới thiệu những sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng, có thế mạnh của tỉnh.

Đa dạng giải pháp xúc tiến sản phẩm cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số

"Khu trưng bày của tỉnh Điện Biên lựa chọn một số sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng, có thế mạnh như: Cà phê túi đỏ HK3 500g, thịt trâu khô (hộ kinh doanh Lò Thị Sương); trà Mường Ảng hữu cơ 250g, trà Shan tuyết hữu cơ Mường Ảng 400g (hộ kinh doanh Phan Thanh Ngọt); mật ong hoa ban, rượu đông trùng hạ thảo, gạo séng cù Điện Biên… thu hút hàng trăm lượt khách tìm hiểu, mua sắm" - ông Sơn cho biết.

Điện Biên sở hữu nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng

Đặc biệt, qua hội nghị, đã có một số sản phẩm được các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu quan tâm là gạo, chè, cà phê, mắc ca, mật ong, miến dong. Theo ông Sơn: "Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh có thể hợp tác, liên doanh liên kết phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại; giúp tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tỉnh".

Ngoài ra, mới đây, tỉnh Điện Biên cũng đã tham gia Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023. Hội chợ là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại thuộc lĩnh vực nông nghiệp mang ý nghĩa chính trị xã hội cao nhằm trưng bày, triển lãm, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, làng nghề, sản phẩm công nghệ....

Hội chợ được tổ chức với 200 gian hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Trong đó, tỉnh Điện Biên tham gia với 25/56 sản phẩm được công nhận đạt sao OCOP 3 sao trở lên. Đồng thời giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP của tỉnh thông qua các tập gấp, tờ rơi do các chủ thể OCOP của tỉnh Điện Biên cung cấp.

"Việc tổ chức tham gia Hội chợ đã hỗ trợ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tỉnh Điện Biên, quảng bá các sản phẩm OCOP tỉnh Điện Biên, giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh" - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên nhấn mạnh.

Kết quả của chương trình, gian hàng của tỉnh Điện Biên đã thu hút được đông đảo lượt khách tham quan, mua sắm, tìm hiểu các sản phẩm OCOP, trong đó một số sản phẩm OCOP được các doanh nghiệp tại TP. Hải Phòng và một số tỉnh đến tìm hiểu, trao đổi, đặt vấn đề liên kết tiêu thụ như: Miến dong của Hợp tác xã Nông nghiệp Hoàng Tấm; gạo nếp nương của Hợp tác xã Tâm Thiện; bún gạo lứt đỏ của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản Điện Biên; mật ong hoa ban và mật ong bánh tổ của Hợp tác xã ong mật Điện Biên.

Theo đó, việc tổ chức tham gia Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và xúc tiến thương mại năm 2023 được tổ chức tại tỉnh Yên Bái và Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực góp phần thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số, khu vực miền núi.

Điện Biên có khoảng 3.500ha lúa chất lượng cao có thể xây dựng đạt chuẩn OCOP

Xác định hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản và xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, ông Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên - cho biết, khắc phục những tồn tại, khó khăn hiện nay, từ nay tới cuối năm 2023, Sở Công Thương Điện Biên sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị kết nối giao thương như các sự kiện trên là rất cần thiết, mang tính liên kết vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của các địa phương trong khu vực Tây Bắc kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu; kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh Tây Bắc với các nhà phân phối, trung tâm bán lẻ của các tỉnh, thành phố lớn trong nước để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Bên cạnh đó, Sở tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số. Sở cũng sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tăng trưởng thị trường hàng hóa bán lẻ và dịch vụ thương mại; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đồng thời, tập trung tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: Chè, cà phê, gạo Điện Biên, xi măng…. đến với người tiêu dùng để tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ

Thực hiện mục tiêu tổng quát theo định hướng của Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Điện Biên, Sở Công Thương Điện Biên đã tập trung chỉ đạo, tổ chức sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2022. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 7,87% so với ước thực hiện năm 2022.

Theo ông Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Sở Công ThươngĐiện Biên: Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở đã tập trung khuyến khích đầu tư và hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng thương mại tại các khu đô thị; tạo điều kiện để phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại theo quy mô hộ kinh doanh cá thể. Thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu và thu mua nông sản hàng hóa cho nhân dân.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tăng trưởng thị trường hàng hóa bán lẻ và dịch vụ thương mại; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đặc biệt, ưu tiên xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn như: Hệ thống chợ, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hoá và cung ứng dịch vụ; triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, miền núi, vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

"Sở cũng chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại và thương mại điện tử quốc gia và địa phương năm 2023, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong tỉnh trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các chương trình xúc tiến thương mại" - ông Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên nói.

Để đẩy mạnh sản phẩm đặc trưng địa phương theo hướng xuất khẩu, Sở cũng tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực về triển khai Chị thị số 38/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tiếp tục triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản