Thứ hai 23/12/2024 00:27

Đắk Nông: Phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 1,2 tỷ USD

Tỉnh Đắk Nông tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mục tiêu đến năm 2025 tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt bình quân 5%/năm, giá trị xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp /chu-de/tinh-dak-nong.topic đã có những bước phát triển tương đối toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu, tiếp tục đóng vai trò là 1 trong 3 trụ cột trong nền kinh tế nội tỉnh.

Cụ thể, tăng trưởng khu vực nông nghiệp của địa phương luôn giữ mức khá, bình quân đạt 4,6%/năm, chiếm tỷ trọng trên 37% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, riêng năm 2021 chiếm 38,11%. Định hình và phát triển được 23 sản phẩm chủ lực, công nhận 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2.423ha; có trên 26 ngàn ha cây trồng các loại được tổ chức sản xuất có chứng nhận; tỷ lệ sản phẩm nông sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 12%, sản xuất theo yêu cầu và định hướng của thị trường. Đến nay đã công nhận được 52 sản phẩm OCOP và 01 chỉ dẫn địa lý là hồ tiêu Đắk Nông.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, truyền thống, canh tác tự phát, thiếu liên kết (chủ yếu hình thức liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết theo chuỗi giá trị còn yếu), chưa hình thành vùng nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu nền sản xuất hàng hóa tập trung; vai trò kinh tế tập thể còn hạn chế, tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả cũng như tỷ lệ giá trị sản phẩm liên kết thấp. Hệ thống khuyến nông bị đứt gãy, giảm hiệu quả hoạt động; việc chuyển giao kỹ thuật mới vào sản xuất còn chậm. Hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất…

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Nông thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại

Nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương tăng trưởng và phát triển bền vững, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 693/KH-UBND với mục tiêu tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, đảm bảo an ninh lương thực, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản gắn với chuỗi giá trị và xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người nông dân; hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, thông minh, trách nhiệm, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả, chất lượng, giá trị gia tăng cao; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 5,5% (trồng trọt: 5,0%/năm, chăn nuôi: 7,0%/năm, dịch vụ nông nghiệp: 6,0%/năm); giá trị sản xuất đạt trên 95 triệu đồng/ha; tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đạt trên 45%. Mở rộng và phát triển thị trường, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt bình quân 5%/năm; đến năm 2025, giá trị xuất khẩu đạt trên 1,2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, phấn đẩu tỷ lệ giá trị nông sản sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt đạt 25% trở lên; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%; công nhận mới thêm 30 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP đạt trên 80 sản phẩm đến năm 2025, trong đó có ít nhất 10% sản phẩm đạt 4-5 sao, có ít nhất 45% hợp tác xã nông nghiệp sở hữu sản phẩm OCOP...

Phấn đấu đến năm 2030, phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, bền vững, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với thị trường. Tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2030 đạt trên 5,1%; phấn đấu giá trị sản xuất đạt trên 150 triệu đồng/ha; công nhận mới thêm ít nhất 40 sản phấm OCOP, trong đó có trên 15% sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4-5 sao, có ít nhất 60% hợp tác xã nông nghiệp sở hữu sản phẩm OCOP...

Theo ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nêu trên, địa phương đã đặt ra những giải pháp chính đó là: Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất; đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường; Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn theo hướng chủ động, thông minh và thích ứng biển đổi khí hậu; tập trung thực hiện công tác phát triển nông thôn; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic; triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; phát triển thị trường, tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân; triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp; nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và công tác quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản...

Việc đầu tư cho công nghệ chế biến giúp nâng cao giá trị nông sản

UBND tỉnh Đắk Nông cũng giao Sở Công Thương tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại và khuyến công; hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm; phối hợp hỗ trợ xây dựng một số điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; quảng bá, xúc tiến xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số